Ông Đỗ Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết đang làm hồ sơ để nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đưa nghề phở của Việt Nam trở thành Di sản văn hóa thế giới.
Họp báo công bố thông tin về Festival Phở 2024 mới diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, sự kiện nhằm tôn vinh nghề phở truyền thống ; đồng thời là cơ hội  giúp du khách tham quan và người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa vùng miền.
Theo bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, Festival Phở 2024 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 15-17/3, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Chuỗi hoạt động tại festival hướng tới mục tiêu nâng tầm ẩm thực Việt, đưa Phở trở thành một thương hiệu  quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, thông qua festival, BTC kỳ vọng sẽ tiến tới việc lập hồ sơ trình UNESCO để đưa Phở Việt trở thành di sản văn hóa thế giới.
Ông Đỗ Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết, năm 2023, Sở đã cùng với đơn vị liên quan, phối hợp với một số tỉnh thành xây dựng hồ sơ để Bộ VHTTDL công nhận nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đưa nghề phở của Việt Nam trở thành Di sản văn hóa thế giới.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết thêm, ngoài việc trực tiếp giới thiệu hương vị phở Việt Nam, Festival Phở còn tổ chức nhiều hoạt động như: Sưu tầm hình ảnh “Tôn vinh Phở Việt”, roadshow Festival Phở 2024; Con đường phở Việt; hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ; tọa đàm về sự phát triển của nghề phở từ quá khứ tới tương lai; không gian trưng bày văn hóa phở… từ đó đưa phở Việt vươn tầm thế giới , tôn vinh nghề làm phở, hướng tới di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
Tại họp báo, hoạ sĩ Lê Thiết Cương góp ý với BTC nên cân nhắc hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ. Ông cho biết "rất dị ứng với những kỷ lục to".
>> Siêu xe Ferrari California về tay ông Đặng Lê Nguyên Vũ cực hiếm, giá hơn 10 tỷ 
"Bản chất hay nhất của người Việt, từ con tò he, con chó đá, đình chùa đều thích nhỏ. Tư duy của người Việt từ Đông Sơn tới Lý, Trần, Lê, Mạc... đều thích cái gì đó nhỏ xinh. Không phải cái gì to lớn cũng đều hay. Mình phải tự tin vào chất lượng của bát phở, vẻ đẹp của nó, quốc hồn quốc tuý đó để làm 'cái to trong ngoặc kép' chứ không phải cái to nghĩa đen", hoạ sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ.
>> Doanh nghiệp lớn tăng chi tiêu đám mây, startup nhỏ chú trọng tiết kiệm
8 năm nữa phở Việt Nam mới có thể được UNESCO vinh danh 
Festival Phở 2024: Bảo tồn làng nghề Vân Cù Nam Định, tôn vinh phở Việt Nam