Thống kê từ website của SCB, từ đầu tháng 6 đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa 39 phòng giao dịch.
Cách đây hơn 1 năm, ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt  Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để ổn định hoạt động. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh xử lý các vấn đề hiện hữu, ngân hàng này cũng đang đẩy mạnh tái cơ cấu mạng lưới  hoạt động với việc đóng cửa phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành.
Mới nhất, SCB đã thông thông báo chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại TP HCM trong đầu tháng 12. Trước đó, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa 21 phòng giao dịch tại Đồng Nai, Đà Nẵng, Gia Lai, Long An, TP HCM và Hà Nội trong tháng 10 và tháng 11.
Thống kê từ website của SCB, từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa tổng cộng 39 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố là TP HCM (27 PGD), Hà Nội (5 PGD), Hải Phòng (1 PGD), Nghệ An (1 PGD), Bình Định (1 PGD), Đồng Nai (1 PGD), Đà Nẵng (1 PGD), Gia Lai (1 PGD) và Long An (1 PGD).
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã có văn bản chấp thuận việc SCB chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Phương Mai, Phòng giao dịch Hàng Gà tại Hà Nội. Song, SCB hiện chưa có thông báo chính thức về việc chấm dứt hoạt động hai phòng giao dịch này.
Theo báo cáo điều tra của cơ quan công an, vào tháng 10/2022 - thời điểm trước khi bị kiểm soát đặc biệt, SCB có một hội sở chính ở TP HCM, 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước. Như vậy, sau khi đóng cửa 39 phòng giao dịch kể từ khi bị kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng SCB hiện còn lại 145 phòng giao dịch trên cả nước trong khi vẫn giữ nguyên số chi nhánh ở mức 50.
>> Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa loạt phòng giao dịch 
SCB X sẽ hoàn tất mua lại Home Credit Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 
Loạt doanh nghiệp vi phạm đất đai, thu hồi dự án liên quan bà Trương Mỹ Lan