Linh hoạt trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

27-02-2022 01:10|Thảo Đan

Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần linh hoạt thích ứng với những quy định mới của thị trường xuất khẩu.

Áp dụng quy định mới

Đại diện Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, Trung Quốc vừa đề nghị Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng khô sang thị trường này cần bọc màng nilon để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do họ phải phun khử khuẩn. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận định, yêu cầu bọc màng nilon không quá cao siêu và phức tạp.

Hiện tại, nông sản khô của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), trong đó, đa phần là tinh bột sắn. Bình quân trước Tết Nguyên đán, mỗi ngày có 60 xe tinh bột sắn được xuất sang Trung Quốc, trọng lượng khoảng 60 tấn/xe.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, phía Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách "Zezo Covid", việc này không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với các nước khác.

Do đó, nếu phía bạn quy định doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng khô sang thị trường này cần bọc màng nilon, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thực hiện và cũng không có gì quá khó khăn, đương nhiên chi phí bị đội lên. 

Đề xuất phương thức giao nhận

Với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt của phía Trung Quốc, hiệu suất thông quan vẫn thấp. Do đó, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông báo tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc từ ngày 16 đến hết ngày 25/2.

Tuy nhiên, thời điểm ngày 16/2, vẫn có hàng trăm xe đưa hàng lên cửa khẩu dẫn đến nguy cơ tái diễn ùn tắc hàng hóa nông sản tại đây.

Ngoài các cửa khẩu tại Lạng Sơn, việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng gặp khó khăn. Do đó, nếu doanh nghiệp cần xem xét, bố trí thời gian hợp lý đưa hàng lên cửa khẩu để tránh bị thối hỏng, đổ bỏ hoặc phát sinh thêm chi phí do phải xếp hàng chờ đợi. Cùng đó, các nhà vườn và doanh nghiệp cần nghiên cứu lại thị trường, lên phương án xuất qua thị trường này bài bản hơn. Đặc biệt, cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Ông Lê Văn Thắng - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - cho hay, trong cuộc hội đàm, cơ quan chức trách Việt Nam đã đề nghị phía Bằng Tường (Trung Quốc) thống nhất thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài.

Hình thức được đề xuất là: Lái xe chuyên trách Việt Nam lái phương tiện đầu kéo chở hàng hóa xuất nhập khẩu nhập cảnh vào khu vực bãi hàng Khả Phong, Pò Chài (Trung Quốc) giao nhận hàng rồi quay về, để container ở lại. Quá trình lưu thông trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ thực hiện niêm phong buồng lái, quản lý khép kín, không tiếp xúc. Phía Bằng Tường đã ghi nhận đề xuất của Việt Nam và sẽ thông tin sớm. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở cửa khẩu cho biết, nếu thực hiện theo phương thức trên, năng lực thông quan sẽ tăng đáng kể.

‘Hạt tỷ đô’ của Việt Nam lập kỷ lục mới, khiến Mỹ, Trung Quốc, EU mê mẩn

Thủ tướng: Nông nghiệp phải tăng tốc và bứt phá, phấn đấu xuất khẩu 70 tỷ USD

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/linh-hoat-trong-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-132215.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Linh hoạt trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH