Sau khi triển khai chiến lược “Go Global”, Masan (MSN) ước tính giá trị thị trường có thể gia tăng 131 lần với nỗ lực không ngừng của công ty.
Sáng 25/4, Đại hội cổ đông Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) diễn ra tại TP. HCM như thông tin đã công bố trước đó. Như thông lệ, tại ĐHCĐ năm nay, HĐQT công ty sẽ báo cáo cổ đông về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2023 đồng thời trình cổ đông thông qua kế hoạch năm 2024.
Có thể sẽ IPO "viên kim cương gia bảo" của Masan
Masan có hơn 1,4 tỷ cổ phần với lượng cổ đông trong, ngoài nước đông đảo. Chính bởi thế, ĐHCĐ của Masan được tổ chức theo 2 phương thức trực tiếp và trực tuyến song ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) để phục vụ những cổ đông/nhà đầu tư theo dõi đại hội trên các đầu cầu trong nước và quốc tế.
Ban lãnh đạo Masan tới dự trực tiếp ĐHCĐ đáng chú ý có ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng như khách mời.
Tại đại hội, ông Nguyễn Đăng Quang tự hào khẳng định Masan đang sở hữu “những viên kim cương gia bảo” giúp công ty bước ra thị trường toàn cầu với quy mô 8 tỷ dân. Những viên kim cương này đang hiện diện tại Masan Consumers với hàng loạt thương hiệu, nhãn hàng là “love brands” của người tiêu dùng. Năm nay, Masan sẽ IPO công ty Masan Consumers hoặc cân nhắc huy động thêm vốn bằng hình thức khác. Masan Consumer sẽ chia cổ tức tỷ lệ 100%.
Tại ĐHCĐ, ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Masan Consumer kể một câu chuyện thú vị về buổi phỏng vấn một sinh viên vừa ra trường. Khi bạn sinh viên vừa ra trường hỏi ông rằng ông tự hào nhất sản phẩm nào của Masan thì ông Thắng nói rằng sản phẩm ông tự hào nhất trong số hàng trăm sản phẩm của Masan là nước tương Tam Thái Tử với mức giá chỉ 7.000 đồng. Lý do ông tự hào đó là, mọi gia đình Việt Nam từ những người nghèo nhất đến những gia đình có điều kiện đều có thể mua. Masan tự hào đã và đang cung cấp được sản phẩm đến hàng trăm triệu người dân Việt.
Tại Đại hội cổ đông năm nay, theo các tài liệu đã công bố, HĐQT sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua 7 tờ trình bên cạnh việc báo cáo hoạt động năm 2023 và định hướng 2024.
Đặt kế hoạch 84.000-90.000 tỷ đồng doanh thu 2024
Năm nay, ngoài kế hoạch doanh thu từ 84.000-90.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 2.250-4.020 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,3%-15% và 31%-115% so với kết quả thực hiện năm 2023.
Báo cáo tại Đại hội, HĐQT cho biết, Masan đạt thành tựu 78.252 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2023, tăng 2,7% so với năm 2022 trong bối cảnh môi trường vĩ mô còn nhiều thách thức và nhu cầu người tiêu dùng sụt giảm. Kết quả khả quan này có được nhờ nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong gia định do MCH và MML cung cấp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện đại của Masan là WinCommerce tiếp tục tăng nhờ đổi mới mô hình cửa hàng thành công.
Đang chú ý, năm 2023 cũng là năm Masan thành công trong việc giảm tổng nợ về mức 69.572 tỷ đồng để tăng năng lực an toàn tài chính trong bối cảnh nền kinh tế nói chung vẫn còn nhiều biến động.
(TyGiaMoi.com) - >> Masan (MSN): Một tổ chức nước ngoài rót hơn 6.300 tỷ đồng mua gần 75 triệu cổ phiếu 
Điều quan trọng nhất và đóng vai trò quan trọng giúp Masan tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng doanh số trong năm 2024 khi nhiều yếu tố thách thức vẫn còn hiện diện đó là chiến lược Go Global mà công ty đẩy mạnh thực thi đã “ngấm” vào hoạt động kinh doanh. Chiến lược Go Global trong năm 2023 đã mang lại kết quả tích cực trong đó nổi bật nhất là thương hiệu CHIN-SU đạt doanh thu xuất khẩu 1.005 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, thương hiệu tương ớt CHIN-SU đạt vị trí TOP8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon. Thành tựu này mang lại tổng doanh thu xuất khẩu đạt mức tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 31% trong giai đoạn 2020-2023. Theo HĐQT Masan, Go Global sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của tập đoàn khi người tiêu dùng trên toàn thế giới lên đến 8 tỷ người.
Ở thị trường trong nước, Masan kỳ vọng 8 triệu hội viên WIN đạt được năm 2023 sẽ là cửa sáng giúp Masan thúc đẩy chi tiêu từ khách hàng trung thành nhờ chính sách giá. Chi tiêu từ hội viên hiện đang đóng góp khoảng 55% doanh thu của WCM. Bên cạnh đó, 13 triệu khách hàng của Techcombank (chủ yếu thuộc phân khúc khá giả) và những người tiêu dùng trẻ tuổi, am hiểu kỹ thuật số của Phúc Long Heritage cũng là động lực lớn cho tăng trưởng doanh thu của Masan.
Kể từ khi mua lại WinCommerce, Masan đã có một bước tiến dài khi cải thiện biên EBITDA từ âm 7% năm 2019 lên đến dương 2% vào năm 2023. Sự thay đổi này là nhờ một loạt các sáng kiến bao gồm hợp lý hóa mạng lưới bán lẻ, tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, cải thiện hoạt động vận hành (điều chỉnh từ cấp cửa hàng đến chuỗi cung ứng), giới thiệu mô hình cửa hàng mới (WIN cho khách hàng ở khu vực thành thị và WinMart+ Rural cho khu vực nông thôn) và triển khai chương trình hội viên mới.
Ngoài ra, công ty logistics của Masan, Supra, tiếp tục mở rộng quy mô, đảm nhận khoảng một nửa số hàng hóa của WinCommerce, giúp giảm 11% chi phí trên mỗi sản phẩm so với cùng kỳ năm ngoái đối với cả hàng hóa khô và sản phẩm tươi sống. Những nỗ lực hợp tác giữa WinCommerce và Supra đang được thực hiện nhằm tối ưu hóa và tăng cường số hóa chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động.
(TyGiaMoi.com) - >> Doanh nghiệp con của Masan Group (MSN) báo lãi sau thuế tăng gấp 3 lần trong quý I, chia cổ tức 50% bằng tiền 
Masan muốn huy động thêm vốn để gia tăng thị phần hàng tiêu dùng
Tại Đại hội cổ đông năm 2024 này, Masan sẽ phát hành tối đa 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ và ESOP. Đối với ESOP, Masan sẽ phát hành tối đa 7,15 triệu cổ phiếu (tương đương tối đa 0,5% số cổ phần lưu hành) giá 10.000 đồng/cp cho cán bộ nhân viên trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025.
Đáng chú ý là, về kế hoạch huy động vốn, Masan dự kiến phát hành thêm tối đa 143,1 triệu cổ phiếu (tương đương tối đa 10% số cổ phiếu lưu hành) cho mục đích chào bán, huy động vốn với giá không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian dự kiến trong năm 2024 hoặc trước thềm Đại hội cổ đông năm 2025. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 - 3 năm.
Doanh nghiệp đang cân nhắc giữa 2 phương án: (1) Chào bán cổ phần phổ thông; (2) Chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức. Cụ thể, cổ tức là 0% trong 6 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Từ năm thứ 7, cổ tức cổ định là 10%/năm. Ngoài phần cố định, cổ phần ưu đãi vẫn nhận thêm cổ tức bằng với cổ phần phổ thông (nếu có).
Năm 2023 Masan từng nhận được sự quan tâm cao của gã khổng lồ Bain Capital là quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu với khối tài sản khoảng 180 tỷ USD. Trong Q4/2023, Bain Capital đã ký kết khoản đầu tư trị giá 250 triệu USD với Masan Group. Thương vụ này dự kiến sẽ hoàn tất vào 22/4/2024; nguồn tiền thu được sẽ giúp Masan nâng cao mức độ linh hoạt trong quản lý bảng cân đối kế toán và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh tập trung vào người tiêu dùng.
Đợt tăng vốn 2024 trình ĐHCĐ lần này của Masan tuy vẫn đang trong trạng thái “đang cân nhắc” nhưng không loại trừ khả năng Bain Capital sẽ gia tăng thêm tỷ lệ sở hữu, đặt niềm tin trọn vẹn vào Masan và ngành hàng tiêu dùng đang nhiều dư địa tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới.
Đáng chú ý, sau khi triển khai chiến lược “Go Global”, Masan ước tính giá trị thị trường có thể gia tăng 131 lần với nỗ lực không ngừng của công ty trong việc thực hiện mục tiêu phục vụ các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng trên quy mô toàn cầu. Song song đó, Masan tiếp tục đổi mới và áp dụng những phương thức mới, bao gồm cả công nghệ, để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và cung cấp sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm.
Chốt danh sách "thuyền trưởng" Masan nhiệm kỳ 2024 - 2029 |
ĐHCĐ năm nay cũng là thời điểm HĐQT, BKS nhiệm kỳ trước mãn nhiệm. Thay mặt công ty, ban tổ chức đại hội cảm ơn sự đóng góp lớn của ban điều hành đã giúp Masan lớn mạnh như bây giờ. |
Trước thềm Đại hội, ban tổ chức nhận được các thư ứng cử của ban điều hành cũ cho nhiệm kỳ mới và cổ đông sẽ biểu quyết thông qua.
Kết thúc Đại hội cổ đông, toàn bộ các tờ trình của ban lãnh đạo đều đã được cổ đông thông qua với tỷ lệ cao. Về ban điều hành, cổ đông đã kết thúc phần bầu cử và thông qua ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới gồm:
- Ông Nguyễn Đăng Quang
- Bà Nguyễn Hoàng Yến
- Ông Nguyễn Thiều Nam
- Bà Nguyễn Thị Thu Hà
- Bà Chae Rhan Chun
- Ông Nguyễn Đoan Hùng
- Ông D Tan Wei Ming.
Q&A:
Xin ông chia sẻ sâu hơn kế hoạch Go Global?
Go Global là kế hoạch lớn và muốn đạt được phải là tổng hoà của rất nhiều yếu tố khác nhau từ sản phẩm, marketing, chiến lược digital... Chúng tôi đang xây dựng các công thức để đi ra thế giới khác nhau và chúng tôi gọi chung là Pilot.
Doanh thu mỗi tháng của WinCommerce?
-Doanh thu quý 1 của WC hơn 7.000 tỷ.
-Công ty sẽ có lãi sau lãi vay và sau thuế vào quý 1 năm sau.
MasanMeatLife bao giờ hết lỗ? Tình hình kinh doanh thế nào?
MasanMeatlife đã và đang cải thiện liên tục kết qủa kinh doanh. Năm 2024 dự kiến đạt doanh thu thuần 7.100-7.800 tỷ đồng tương ứng mức tăng 2% đến 12% so với cùng kỳ nhờ tập trung đầu tư vào mảng kinh doanh thịt chế biến và giảm quy mô trang trại chăn nuôi gà. Doanh thu từ mảng thịt lợn có thương hiệu và thịt chế biến dự kiến tăng trưởng lần lượt từ 15% đến 28% và từ 12% đến 33% so với cùng kỳ. Công ty đang nỗ lực định vị Ponnie là thương hiệu xúc xích tiệt trùng cao cấp.
Phúc Long có kế hoạch gì 2024?
Phúc Long dự kiến đạt 1.790 đến 2.170 tỷ đồng tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ. Phúc Long dự kiến mở từ 30 đến 60 cửa hàng mới ngoài WCM tập trung vào Hà Nội và TP.HCM. Phúc Long cũng sẽ bắt đầu tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào hội viên WIN của Masan để nâng cao năng suất nám hàng thông qua các dự án.
Các sản phẩm nhãn hàng riêng mang lại giá trị và kết quả gì cho WinCommerce?
Chúng tôi đang có khoảng 40 nhãn hiệu riêng cho WinCommerce. Doanh thu nhãn hiệu riêng mới chiếm khoảng 10% tổng số nhưng rất có tương lai.
Tỷ giá ảnh hưởng ra sao đối với khoản nợ của Masan?
Tin vui là các khoản vay bằng USD của Masan đã được hedging đầy đủ ở vùng tỷ giá thấp vì thế không bị ảnh hưởng bởi đà tăng tỷ giá thời gian qua.