Xã hội

Loại quả chủ yếu làm nước giải khát nhưng là ‘kẻ thù’ của tiểu đường, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ ung thư

Manh Lan 21/10/2024 09:28

Đây là loại quả dân dã, giá rẻ, bán đầy chợ Việt nhưng rất nhiều người chưa biết tận dụng hết lợi ích sức khỏe, làm đẹp của nó.

Theo bài viết trên trang web của Bệnh viện Đa khoa Vinmec, chanh leo, hay còn gọi là quả của cây Passiflora, thuộc chi Lạc tiên. Quả chanh leo có lớp vỏ ngoài cứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ. Có nhiều giống chanh leo khác nhau, chúng có sự đa dạng về kích thước và màu sắc. Trong số đó, hai loại phổ biến nhất là chanh leo màu tím và màu vàng.

Cụ thể, giống Passiflora edulis có quả nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục với vỏ ngoài màu tím. Trong khi đó, giống Passiflora flavicarpa có hình dáng tương tự nhưng vỏ màu vàng và thường lớn hơn một chút so với loại màu tím.

Mặc dù có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới, nhưng một số giống chanh leo có thể phát triển tốt ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới. Chính vì thế, chanh leo hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, từ châu Á, châu Âu, châu Úc cho đến cả Nam và Bắc Mỹ.

chanh-leo-1.png
Chanh leo là một loại quả dân dã quen thuộc (Hình minh họa)

Chuyên gia dinh dưỡng Gao Minmin (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết: “Chanh leo giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tới bất ngờ. Có thể kể đến như chất xơ, protein, carbohydrate, sắt, đồng, canxi, kali, magie, vitamin A, vitamin B2, vitamin B3… và đặc biệt là rất giàu vitamin C. Bên cạnh vitamin C, loại quả này còn chứa các axit amin, beta carotene, polyphenol đều có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại những lợi ích về làm đẹp”.

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của chanh leo

Chanh leo không chỉ là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn được biết đến với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe nổi bật của chanh leo, được bác sĩ Gao Minmin chia sẻ:

1. Hỗ trợ kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chanh leo được xem là một thực phẩm hữu ích trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhờ có chỉ số đường huyết (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao, chanh leo giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Đặc biệt, nó chứa nhiều pectin - một loại chất xơ có khả năng giúp người dùng cảm thấy no lâu mà không làm tăng lượng calo. Ngoài ra, chanh leo còn giúp hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng insulin - yếu tố quan trọng để duy trì đường huyết ổn định. Vì lý do này, chanh leo thường được khuyên dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường.

2. Phòng chống ung thư

Chanh leo chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, nguyên nhân chính gây ra ung thư. Bác sĩ Gao Minmin cho biết, loại trái cây này rất giàu vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic - những thành phần có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Đặc biệt, chanh leo còn chứa hợp chất piceatannol, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư ruột kết, dạ dày, vú và đại trực tràng.

3. Tốt cho tim mạch

chanh-leo-2.png
Chanh leo còn giàu chất sắt - một thành phần thiết yếu trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn (Hình minh họa)

Chanh leo là nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp và thư giãn các mạch máu. Điều này giúp tăng cường lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho tim. Ngoài ra, chanh leo còn giàu chất sắt - một thành phần thiết yếu trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn. Flavonoid và axit phenolic trong chanh leo còn có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol, góp phần bảo vệ tim mạch hiệu quả.

4. Cải thiện tiêu hóa

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, chanh leo rất tốt cho hệ tiêu hóa. Theo bác sĩ Gao Minmin, chỉ cần một ly nước với 25g chanh leo có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan này hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol trong máu thông qua việc bài tiết qua phân.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Chanh leo chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A và nhiều axit amin thiết yếu như prolin, valin, tyrosin, treonin, và arginin. Những dưỡng chất này không chỉ giúp thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng do vi khuẩn và virus mà còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh vặt thông thường. Đặc biệt, chanh leo còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược.

6. Giảm căng thẳng, hỗ trợ xương và mắt khỏe mạnh

Kali, folate và các hợp chất alkaloid trong chanh leo có tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ, giúp giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời giúp giấc ngủ ngon hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ăn chanh leo thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

chanh-leo-4.png
Mặc dù chanh dây là một loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe và nói chung là an toàn để tiêu thụ, nhưng vẫn có một số tác dụng phụ tiềm ẩn mà người dùng cần lưu ý (Hình minh họa)

Không chỉ vậy, chanh leo còn tốt cho sức khỏe xương và mắt. Khoáng chất như magie, canxi, sắt, và phốt pho trong chanh leo giúp kháng viêm, ngăn ngừa loãng xương và viêm khớp. Vitamin A có trong chanh leo còn giúp bảo vệ mắt, phòng ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, quáng gà và thoái hóa điểm vàng.

Những tác dụng phụ của chanh dây mà bạn nên thận trọng

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn từ tờ Femmeactuelle.fr và Netdoctor.uk, mặc dù chanh dây là một loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe và nói chung là an toàn để tiêu thụ, nhưng vẫn có một số tác dụng phụ tiềm ẩn mà người dùng cần lưu ý. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn chanh dây, đặc biệt là những người bị dị ứng với nhựa mủ. Lý do là một số protein trong chanh dây có cấu trúc tương tự với protein latex, gây ra phản ứng dị ứng chéo. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban hoặc khó thở ở những người mẫn cảm.

Ngoài ra, chanh dây còn chứa một lượng nhỏ độc tố tự nhiên gọi là cyanogenic glycoside. Chất này thường tập trung nhiều nhất ở vỏ của một số loại chanh dây, cũng như trong phần cùi của trái cây chưa chín. Cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc xyanua khi tiêu thụ với lượng lớn. Vì vậy, người tiêu dùng nên tránh ăn quá nhiều trái cây chưa chín và tuyệt đối không ăn phần vỏ, trừ khi nó đã được chiết xuất và chế biến thành thực phẩm bổ sung an toàn.

Việc sử dụng chanh dây đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa các lợi ích sức khỏe mà loại quả này mang lại, đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.

*Tham khảo HK01, Eat This, webMD

>> Loại quả được ví như ‘ngọc màu vàng’ với tất cả các bộ phận đều là nguồn dược liệu quý, tốt cho dạ dày, tiêu hóa, đẹp da

Loại quả gia vị mọc đầy ở Việt Nam có giá đắt đỏ top thế giới, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Loại quả được ví như ‘vàng mười’, vừa tốt cho tim mạch lại có thể giúp bài trừ ung thư

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/loai-qua-chu-yeu-lam-nuoc-giai-khat-nhung-la-ke-thu-cua-tieu-duong-bao-ve-tim-mach-giam-nguy-co-ung-thu-128636.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Loại quả chủ yếu làm nước giải khát nhưng là ‘kẻ thù’ của tiểu đường, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ ung thư
    POWERED BY ONECMS & INTECH