Loạt thương vụ bán vốn tỷ USD, ngân hàng Việt vẫn thu hút cổ đông ngoại
Được ví là cổ phiếu “vua” nên nhóm ngân hàng không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất tích cực mua và nắm giữ.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, quyết định trở thành nhà đầu tư chiến lược cho thấy niềm tin rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng của ngân hàng Việt. Các chuyên gia dự báo dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, luôn tìm kiếm cơ hội tại thị trường ngân hàng Việt Nam.
Vốn ngoại xếp hàng vào Việt Nam
Gần đây, thông tin SHB thực hiện các bước chuẩn bị để chào bán 20% vốn cổ phần cho một đối tác chiến lược trong năm nay đang được nhiều bên xác nhận. Nếu mọi việc suôn sẻ, đây sẽ là một thương vụ bán vốn lớn được ghi nhận vào nửa đầu 2024. Trước đó, đã có thông tin một số nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những cuộc tiếp xúc với SHB. Tại thời điển hiện nay, giá trị vốn hóa thị trường của SHB khoảng 1,7 tỷ USD, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn T&T.
Một ngân hàng TMCP khác là SeABank đã công khai kế hoạch chào bán riêng lẻ gần 95 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,63% số cổ phần hiện có và hơn 3,7% sau khi hoàn thành phát hành, cho một quỹ đầu tư Na Uy. Việc phát hành này được dự đoán mang về cho SeABank ít nhất hơn 1.200 tỷ đồng.
Ngoài 2 thương vụ đã được xác nhận thì còn nhiều kế hoạch bán vốn khác đã được các ngân hàng thông tin tới cổ đông.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang có kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ vừa qua, BVBank cũng tiết lộ đang tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài phù hợp để cùng nhau phát triển. Lãnh đạo Sacombank cũng từng tiết lộ sau khi hoàn thành tái cơ cấu, xử lý nợ xấu trong năm 2023, nhà băng này dự kiến bán 32,5% vốn cổ phần cho 2 đối tác ngoại.
Ngoài các ngân hàng cổ phần tư nhân, ngân hàng gốc quốc doanh lớn cũng đang lên kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD như Vietcombank và BIDV.
Việc bán vốn cho các đối tác ngoại càng trở nên nóng hơn khi vào tháng 3/2023, VPBank gây xôn xao thị trường khi ký kết thương vụ phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược được cho là lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, với giá trị 1,5 tỷ USD. Theo đó, VPBank thoả thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc Tập đoàn tài chính SMFG).
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản. |
Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
Trong phiên giao dịch ngày 8/8, hơn 58 triệu cổ phiếu SGB đã được các nhà đầu tư giao dịch, giá trị hơn 1.400 tỷ đồng và chiếm gần 19% vốn cổ phần ngân hàng. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 44 triệu cổ phiếu SGB trên sàn UPCoM, với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng, thông qua giao dịch thỏa thuận. Số cổ phiếu mà khối ngoại mua vào trong phiên chiếm 14,3% vốn Saigonbank và nâng sở hữu tại ngân hàng này lên 14,8%.
Đây không phải là một thương vụ bán vốn trực tiếp của tổ chức tín dụng nhưng đã phần nào cho thấy sự hấp dẫn của các ngân hàng Việt trong mắt các nhà đầu tư ngoại. Chính vì thế, với các kế hoạch bán vốn của các ngân hàng hiện nay, các chuyên gia dự báo dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường ngân hàng Việt trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngân hàng Việt là điều tốt cho các nhà băng nội. Việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng là cần thiết.
Hơn nữa, lợi ích chiến lược của việc bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài còn mang đến khả năng tiếp cận thị trường, chuẩn mực quốc tế và khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thực tế, cho đến nay, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, song nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang mỏng vốn, hệ số an toàn vốn (CAR) thấp hơn nhiều so với khu vực. Chưa kể, trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp yếu đi, huy động vốn của ngân hàng sẽ ngày càng khó khăn.
Từ hôm nay (18/12), OceanBank chính thức có tên gọi mới là Modern Bank of Vietnam (MBV) 
Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đổi tên thành ngân hàng Việt Nam hiện đại