Chứng khoán

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)

Băng Băng 01/08/2023 18:27

5 thành viên thuộc liên danh Vietur đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023. Phiên 1/8, VCG, CC1, PHC, HAN tăng trần sau thông tin mới nhất về gói thầu 5.10 dự án sân bay Long Thành.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố thông tin Liên danh Vietur là nhà thầu duy nhất có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói 5.10 trị giá hơn 35.000 tỷ dự án sân bay Long Thành.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)

Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons, CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1), CTCP Kết cấu Thép ATAD, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG), CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), CTCP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HAN).

Phiên hôm nay (1/8), cổ phiếu của loạt doanh nghiệp liên danh Vietur đã tăng kịch trần gồm VCG, CC1, PHC, HAN. Ngược lại, CTD giảm sàn, HBC giảm 5,6%.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)
Diễn biến cổ phiếu doanh nghiệp dự thầu gói 5.10 sân bay Long Thành

Mới đây, các doanh nghiệp thuộc liên danh Vietur đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 với các chỉ tiêu không mấy khả quan so với cùng kỳ bởi khó khăn chung của ngành xây dựng.

Tổng CTCP Xây dựng Hà Nội - HAN Corp (UPCoM: HAN) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 với doanh thu thuần 730 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ.

Giá vốn bán hàng tăng cao khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh hơn còn kỳ (-66%) còn 28 tỷ. Biên lãi gộp giảm từ 9,2% về mức 3,8% - mức thấp nhất 10 quý trở lại đây. Kết quả, HAN Corp báo lãi sau thuế quý 2 gần 8,7 tỷ đồng, giảm 71% YoY.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)
Tình hình kinh doanh quý 2/2023 của nhóm Vietur

Sau 2 quý đầu năm, Tổng CTCP Xây dựng Hà Nội ghi nhận 901 tỷ đồng doanh thu - giảm 29% YoY (tương đương 47,2% kế hoạch cả năm); lợi nhuận trước thuế gần 11,5 tỷ đồng, giảm 76% so với bán niên 2022 qua đó mới thực hiện được 18,4% mục tiêu đã đề ra.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của HAN Corp 7.483 tỷ trong đó danh mục hàng tồn kho tăng vượt mức 2.000 tỷ đồng và hơn 3.700 tỷ giá trị các khoản phải thu ngắn hạn; lượng tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn giảm mạnh so với đầu năm, còn 300 tỷ đồng.

Nợ phải trả của công ty ở mức 5.845 tỷ - gấp gần 3,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong số này, HAN Corp đang có khoản nợ là doanh thu chưa thực hiện dài hạn hơn 1.260 tỷ đồng (chủ yếu tập trung tại dự án Tòa nhà hỗn hợp N01T6-T7 Khu Ngoại giao đoàn).

CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) đạt hơn 2.102 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 2, giảm 24% so với cùng kỳ. Trong đó, phần lớn doanh thu đến từ hợp đồng xây dựng với gần 2.083 tỷ đồng, chiếm 99%; doanh thu từ hoạt động bất động sản là 14 tỷ đồng; còn lại đến từ doanh thu khác.

Doanh thu hoạt động tài chính trong quý 2 đạt gần 27 tỷ đồng, tăng 158% so với cùng kỳ; chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu hơn 21 tỷ đồng và cổ tức được chia 5.6 tỷ đồng. Ngoài ra, Ricons còn có khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết 63 tỷ đồng, gấp 22 lần so cùng kỳ. Kết quả, Ricons báo lãi hơn 52 tỷ đồng, tăng 90% so cùng kỳ.

Tại ngày 30/6, quy mô tài sản của Ricons ở mức 7.263 tỷ đồng, giảm 11% so đầu năm. Trong đó, Ricons nắm gần 202 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giarm 75%.

Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 893 tỷ đồng, tăng 95%; chủ yến tăng do các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm tăng. Trong khi, các khoản phải thu ngắn hạn hơn 3.922 tỷ đồng, giảm gần 16% so đầu năm. Đáng chú ý, trong báo cáo khoản phải thu lần này, Ricons đã chỉ đích danh CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) nợ hơn 322 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)

Quý 2, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HOSE: VCG) ghi nhận doanh thu thuần gần 4.567 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ. Giá vốn hàng bán gần 4,137 tỷ đồng, tăng 122%, cao hơn mức tăng doanh thu nên sau khấu trừ, lãi gộp đạt 430 tỷ đồng, tăng 38%. Mặt khác, doanh thu hoạt động tài chính hơn 119 tỷ đồng, giảm 28%. Các khoản chi phí tăng cao khiến lãi ròng còn gần 103 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinaconex mang về 6.532 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 85%, song, lãi ròng giảm 83% về gần 109 tỷ đồng.

Quy mô tài sản VCG tại ngày 30/06 hơn 31.409 tỷ đồng, trong đó, gần 1,274 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 26%. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,928 tỷ đồng, tăng 19%, trong đó 67 tỷ đồng là khoản đầu tư trái phiếu.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả gần 21,455 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so đầu năm, gấp 2,15 lần vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)
Đơn vị: Tỷ đồng

Phục Hưng Holdings (PHC) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2023 đạt 376 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các chính sách tài khóa siết chặt tín dụng từ các ngân hàng khiến cho toàn ngành xây dựng gặp khó khăn về dòng tiền, công tác nghiệm thu thanh quyết toán đình trệ, dòng tiền thanh toán của chủ đầu tư chậm trễ trực tiếp dẫn tới hệ quả là chi phí lãi vay tăng thêm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, lợi nhuận sau thuế giảm còn vỏn vẹn 830 triệu, trong khi quý 2/2022 đạt gần 10 tỷ.

Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)
Đơn vị: Tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Phục Hưng Holdings ghi nhận doanh thu thuần đạt 737 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,98 tỷ đồng giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của PHC đạt 2.846 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm 76,8% tổng tài sản với 2.187 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 26,9 tỷ đồng; hàng tồn kho là 641 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản.

Nợ phải trả của PHC tính đến ngày 30/6 là 2.182 tỷ đồng, chiếm đến 76,6% tổng nguồn vốn và cao gấp 3,2 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn với 2.038 tỷ đồng, chiếm hơn 93% tổng số nợ phải trả của PHC.

Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) báo lỗ 2,5 tỷ đồng quý 2/2023, trong khi cùng kỹ lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của CC1, biên động lợi nhuận so với cùng kỳ là do doanh thu giảm 23% xuống còn 1.235 tỷ vì khó khăn chung của toàn ngành xây dựng. Luỹ kê 6 tháng, CC1 mang về 1.782 tỷ đồng doanh thu và 5,7 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 35% và 81% so với bán niên 2022. Nợ phải trả tại thời điểm cuối quý 2/2023 ở mức 10.362 tỷ, gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu.

Như vậy, tổng lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp này chưa đạt đến 190 tỷ, tức chỉ bằng 34,7% số lãi 546 tỷ của Hoà Bình (HBC), doanh nghiệp thuộc liên danh Hoa Lư, nhóm cạnh tranh với Vietur trong cuộc đua tuyển chọn nhà thầu gói 5.10 dự án sân bay Long Thành.

Quan ngại chất lượng lợi nhuận của HBC, DIG, HAG,…

Hòa Bình (HBC) của Chủ tịch Lê Viết Hải bất ngờ có thêm gần 500 tỷ đồng

Xây dựng Hòa Bình làm khu đô thị hơn 1.300 tỷ tại TP thuộc tỉnh rộng nhất Việt Nam

Bài thuộc chủ đề Chuyện liên doanh Hoa Lư - Vietur
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loi-nhuan-quy-22023-cua-5-doanh-nghiep-nhom-vietur-chi-bang-13-hoa-binh-hbc-194903.html?fbclid=IwAR0p2bxP5zsgj7BzC2Uqzm8sp7_HHuDwKrznVtSS4tS01y1uC-R4rE1ECmE_aem_th_AepGlXnstLsQeI42ERaOXe-L3D-Fma85Ictyq7_dKo2I9_lHlZrZ8T8v9
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lợi nhuận quý 2/2023 của 5 doanh nghiệp nhóm Vietur chỉ bằng 1/3 Hoà Bình (HBC)
    POWERED BY ONECMS & INTECH