Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cần tránh tình trạng giải phóng mặt bằng xong không dùng đến
Sáng 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Theo đó, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về những quan điểm lớn khi xây dựng dự án luật sửa đổi. Trong đó có việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hoá, rút gọn thủ tục, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực vốn đầu tư công, tạo đà tăng trưởng kinh tế.
Giải phóng mặt bằng được coi là một nút thắt lớn với giải ngân vốn đầu tư công. Dự thảo luật đề xuất giải pháp là tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Hiện nay, chính sách này mới được Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An và quy định tại Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 6/11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: VGP
Việc tách giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng đã tác động tích cực, tạo sự linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo cơ quan soạn thảo, chính sách này là vấn đề "đã chín", "đã rõ", thực sự quan trọng, cấp bách và được kiểm nghiệm trên thực tế, đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa tại luật.
Tuy nhiên các đại biểu cũng kiến nghị cần quy định chặt chẽ, chi tiết các điều, khoản để đảm bảo việc đền bù, tái định cư hiệu quả và gắn với thời gian đầu tư hoàn thành dự án.
Các ý kiến cũng cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ hơn, tránh tình trạng giải phóng mặt bằng xong không dùng đến hoặc dùng sai mục đích.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Sửa Luật Đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền 
Cần thiết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội