Lượng backlog khủng năm 2024-2025 có thể đưa Coteccons (CTD) 'quay lại' thời kỳ đỉnh cao?
Chứng khoán Guotal Junan Việt Nam (IVS) ước tính tổng lượng backlog cho năm 2024-2025 của Coteccons (CTD) sẽ đạt khoảng 26.000 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 2017-2020 là thời kỳ khó khăn của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD ) khi xảy ra mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các cổ đông lớn trong công ty, doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này bị sụt giảm nghiêm trọng.
Nguồn: Chứng khoán Guotal Junan Việt Nam |
Bộ máy quản lý của Coteccons đã ổn định trở lại từ năm 2021 và đạt được sự đồng thuận và sẵn sàng cho chiến lược phát triển dài hạn. Cuối năm này, doanh nghiệp cũng đã ký kết được 25.000 tỷ đồng giá trị hợp đồng ký mới, phục hồi mạnh so với 2 năm trước, đánh dấu bước ngoặt chuyển mình sau những mâu thuẫn, dịch bệnh và bão giá nguyên vật liệu.
Giá trị hợp đồng chuyển tiếp trong năm 2023 của doanh nghiệp đạt 25.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với thời điểm năm 2020 ở mức 9.000 tỷ đồng. Chứng khoán Guotal Junan Việt Nam (IVS) ước tính lượng backlog cho năm 2024-2025 của công ty sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt khoảng 26.000 tỷ đồng.
Một số dự án tiêu biểu mà công ty đang phát triển trong năm 2024 gồm nhà máy Suntory Pepsico, tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast Hải Phòng, dự án phát triển công nghệ Yên Phong CN14.1, Crystal Holiday Habour Vân Đồn, Khu biệt thự biển Mandarin Oriental,…
Nhờ ký kết được các hợp đồng xây dựng giá trị lớn, doanh thu của CTD trong quý I/2024 đạt 4.666 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,75 lần đạt 104,9 tỷ đồng.
Nguồn: Chứng khoán Guotal Junan Việt Nam |
Bên cạnh đó, CTD có tiềm năng tăng trưởng doanh thu vững chắc nhờ “lấn sân” sang mảng xây dựng khu công nghiệp. Thị trường xây dựng công nghiệp hạ tầng trở thành điểm sáng nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh mẽ. Theo đó, CTD đã nhanh chóng đón đầu xu hướng này khi đẩy mạnh mảng xây dựng khu công nghiệp.
Hơn nữa, tiềm năng của CTD trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp là rất lớn nhờ có lợi thế áp dụng tiêu chuẩn ESG trong khi ít có doanh nghiệp nào áp dụng chiến lược này, đây sẽ là điểm thu hút nhà đầu tư FDI khi lựa chọn chủ thầu cho các dự án xây dựng.
Do đó, Coteccons trúng thầu dự án “tỷ đô” Lego tại Bình Dương, vượt qua đối thủ là Newtecons, hay mới đây tiếp tục nhận được thầu dự án nhà máy Foxconn tại Bắc Giang. Dù giá trị hợp đồng với Foxconn chưa lớn nhưng bằng cái bắt tay này, CTD đã phá vỡ được thế “độc quyền’ của Ricons đối với một trong những nhà sản xuất quan trọng nhất khu vực Đông Á.
Với dự án Lego, hiện CTD đã ghi nhận khoảng 2.200 tỷ đồng – khoảng 22% doanh thu giai đoạn 1. IVS ước tính doanh nghiệp sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu 2.500 tỷ đồng trong quý IV/2024 và 3.000 tỷ đồng trong quý I/2025 khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 nhà máy, được dự kiến vào tháng 8/2024.
Tỷ lệ backlog mảng công nghiệp tăng mạnh từ mức 10% giai đoạn năm 2020-2022 lên 35% trong năm 2023.
Nguồn: Chứng khoán Guotal Junan Việt Nam |
IVS kỳ vọng tỷ trọng xây dựng công nghiệp sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn đạt 40% vào cuối năm 2025 thay cho doanh thu từ xây dựng dân dụng khi thị thị trường này vẫn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thị trường bất động sản nhà ở vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ rệt.
Ngoài ra, tiềm lực tài chính được đảm bảo với các chỉ số tài chính tốt (lượng tiền mặt lớn, tỷ lệ đòn bẩy thấp, vòng quay phải thu cải thiện) tăng cơ hội trúng thầu các dự án lớn.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý III niên độ 2024 (tương ứng 1/1/2024-31/3/2024), CTD nắm giữ 2.382 tỷ đồng tiền mặt, tương đương 11,4% tổng tài sản, tỷ lệ vốn vay/VCSH đạt 0,17 lần, ở mức an toàn và thuộc nhóm thấp nhất ngành.
Mảng khu công nghiệp dự kiếm đem về 4.000 tỷ cho IDICO (IDC) trong 12 tháng tới 
Tổng tài sản của PVN vượt 1 triệu tỷ đồng, chỉ xếp sau Big4 ngân hàng