Mang chuyện bán bánh mì Việt trên xứ Phù Tang vào luận văn tốt nghiệp, chàng trai được Shark Bình rót 500.000 USD
Bánh mì Xin Chào là một thương hiệu bánh mì Việt Nam có tiếng tại Nhật Bản được sáng lập bởi Bùi Thanh Tâm và Bùi Thanh Duy. Đây là một chuỗi cửa hàng gồm cửa hàng nhượng quyền, chuyên phục vụ bánh mì và các món ăn truyền thống của Việt Nam tại Nhật Bản.
Trong tập 2 Shark Tank mùa 6 được phát sóng vào ngày 2/10 vừa qua, Bùi Thanh Tâm - nhà đồng sáng lập Bánh mì Xin Chào - đã tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam kêu gọi đầu tư số tiền là 500.000 USD để đổi lấy 9% cổ phần. Cựu du học sinh Nhật chia sẻ tham vọng xây dựng một thương hiệu F&B Việt phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản và mở rộng thị trường ra toàn cầu.
Ý tưởng mở tiệm bánh mì Việt Nam xuất phát khi Bùi Thanh Tâm đang ở Tokyo và thấy sự phổ biến của Doner Kebab từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức, Tâm liên lạc với anh trai của mình để thảo luận về việc mở một cửa hàng bánh mì Việt Nam.
Bùi Thanh Tâm - Nhà đồng sáng lập Bánh mì Xin Chào |
Sau một năm chuẩn bị, hai anh em đã khai trương cửa hàng đầu tiên mang tên Bánh mì Xin Chào vào tháng 10/2016 tại Tokyo, phục vụ các hương vị truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, sau 7 năm, Bánh mì Xin Chào đã mở tổng cộng 15 cửa hàng và chi nhánh trên khắp Nhật Bản.
Bùi Thanh Tâm tiết lộ rằng Bánh mì Xin Chào đã có mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 170% trong suốt 5 năm liên tiếp. Trong 3 năm gần đây, doanh thu (bao gồm cả cửa hàng tự quản lý và cửa hàng nhượng quyền) là 550.000 USD (năm 2020), 950.000 USD (năm 2021) và 1,45 triệu USD (năm 2022) với lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 11%.
Trong hệ thống gồm 15 cửa hàng, có 5 cửa hàng do hai anh em tự quản lý và 10 cửa hàng khác được nhượng quyền. Phí nhượng quyền thương hiệu là 20.000 USD và kéo dài trong vòng 5 năm, chưa tính các chi phí thiết lập cửa hàng.
Theo Fouder Bánh mì Xin Chào, chi phí đầu tư cho một cửa hàng có thể dao động từ 40.000 đến 150.000 USD, và doanh thu trung bình của mỗi cửa hàng là khoảng 45.000 USD/tháng.
Bùi Thanh Tâm chia sẻ rằng một phần thành công của Bánh mì Xin Chào là nhờ câu chuyện bán bánh mì Việt Nam mà anh đã đưa vào luận văn tốt nghiệp. Điều này đã giúp thương hiệu thu hút sự chú ý của truyền thông Nhật Bản và được đăng trên các tờ báo lớn.
Giải thích lý do định giá công ty là 5 triệu USD, Bùi Thanh Tâm cho biết mục tiêu của Bánh mì Xin Chào là đạt doanh thu 2 triệu USD vào năm 2023, mở rộng lên 50 cửa hàng và doanh thu 6 triệu USD vào năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Tâm dự định mở rộng mô hình kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền (franchise).
“Góc độ là một nhà đầu tư thì anh chưa nhìn thấy khả năng tăng trưởng với tốc độ nhanh. Con số của em đưa ra cho bọn anh cũng không hấp dẫn. Bây giờ em đang lãi 150.000 USD. Em chia cho anh 9% là khoảng 14.000 USD. Bỏ ra 500.000 USD thì không biết bao giờ anh thu hồi được vốn”, Shark Hưng chia sẻ và từ chối đầu tư. Shark Tuệ Lâm và Shark Erik cũng từ chối tham gia thương vụ.
Shark Hùng Anh và Shark Bình là 2 Shark quan tâm đến Bánh mì Xin Chào. Shark Hùng Anh đề xuất đầu tư 500.000 USD cho 20% cổ phần, trong khi Shark Bình đề nghị đầu tư 500.000 USD cho 15% cổ phần với điều kiện rằng công ty phải phát triển ít nhất 50 cửa hàng, bao gồm cả một cửa hàng flagship và một food truck (xe tải thực phẩm), trong vòng 2 năm.
Nếu Bánh mì Xin Chào đáp ứng được KPI, Shark Bình sẽ tiếp tục đầu tư với giá trị tối thiểu là 2 triệu USD. Nếu không đáp ứng, anh em Bùi Thanh Tâm sẽ phải bù thêm 10% cổ phần cho nhà đầu tư.
Sau cuộc trao đổi với anh trai, Bùi Thanh Tâm đã đồng ý với đề nghị đầu tư của Shark Bình và đây là thương vụ đầu tiên của vị “Cá mập”.
Shark Bình đầu tư 500.000 USD cho Bánh mì xin chào |
Shark Bình tiết lộ hai chữ tạo ra tài sản và giá trị cốt lõi lớn nhất 
Shark Hưng chỉ ra cơ hội vàng để làm giàu khi 40 tuổi bị tinh giản biên chế