Thành phố trực thuộc Trung ương này đứng thứ 2 trong danh sách các thành phố lớn nhất Việt Nam.
Sáng 31/1, UBND TP. HCM tổ chức hội thảo khoa học góp ý dự thảo quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Sự kiện có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo các địa phương trong vùng.
Tại hội nghị, liên danh tư vấn đề xuất phương án quy hoạch đô thị gồm đô thị trung tâm loại đặc biệt; TP. Thủ Đức (loại I); 3 thành phố vệ tinh gồm: Hóc Môn - Củ Chi (loại III), TP. Bình Chánh (loại III), quận 7 – Nhà Bè - Cần Giờ (loại III). Dân số đô thị chính thức khoảng 10,5 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.
Góp ý tại hội nghị, KTS Ngô Viết Nam Sơn đưa ra góp ý, ngoài đô thị trung tâm lâu nay là trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của thành phố thì TP. Thủ Đức là một tiềm năng mới - khu vực đột phá và phát triển nhanh nhất thành phố trong tương lai.
Bên cạnh đó, KTS Ngô Viết Nam Sơn băn khoăn việc đưa ra khái niệm đô thị vệ tinh và định hướng 3 đô thị vệ tinh. Ông cho rằng cần có thêm thành phố trong thành phố có với tiềm lực đóng góp cho kinh tế - xã hội của TP. HCM tương đương với TP. Thủ Đức.
Theo ông, đứng về tầm chiến lược phát triển TP. HCM trong tương lai thì nên quy hoạch 2 thành phố trong thành phố là huyện Nhà Bè, quận 7, quận 8 và một phần Bình Chánh ở phía Nam và thành phố ở phía Bắc là huyện Hóc Môn, Củ Chi và phía Bắc Bình Chánh.
"TP. HCM sẽ có đô thị loại đặc biệt ở trung tâm và 3 thành phố trong thành phố là TP. Thủ Đức, phía Nam và phía Bắc. Việc phân chia này không đơn thuần là diện tích hay quản lý đô thị mà tính đến cả việc tác động kinh tế - xã hội của thành phố. Phía Nam sẽ phát triển kinh tế biển còn phía Bắc phát triển kinh tế nối với Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long" – ông Ngô Viết Nam Sơn nói.
Ông Ngô Viết Nam Sơn kiến nghị UBND TP. HCM cân nhắc việc rất quan trọng này vì khi trình quy hoạch lên Thủ tướng phê duyệt sẽ là tiền đề tổ chức lại đô thị sau này.
Một góc TP. Hồ Chí Minh |
Theo dự thảo quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của đơn vị tư vấn, TP. HCM sẽ được tổ chức gồm 5 vùng đô thị.
Thứ nhất là vùng đô thị trung tâm hiện hữu với 5-6 triệu dân, là khu hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo.
Thứ hai là TP. Thủ Đức với 3 triệu dân. Khu vực có trọng tâm là đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm tài chính, y tế, du lịch sinh thái.
Thứ ba là thành phố phía Bắc với 4-5 triệu người. Khu vực này là đô thị dịch vụ giải trí, văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp, sản xuất công nghiệp dẫn dắt, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường.
Thứ tư là thành phố phía Tây với 2-3 triệu người. Nơi đây được định hướng là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo.
Thứ năm là thành phố phía Nam với 3-4 triệu người. Đây sẽ là đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hóa nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistics, trung tâm kinh tế biển.
Bản đồ khu vực TP. Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 về diện tích (sau Hà Nội) với tổng diện tích 2.096km2. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với Hà Nội.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021, dân số thành phố này là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km2 (cao nhất cả nước).
> > TP. HCM chi 1.500 tỷ đồng xây hầm đường bộ 1km tại quận giàu nhất thành phố
Lộ diện địa phương sắp lên thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam 
Tỉnh nhỏ sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương, định hướng quy hoạch 10 sân golf