Một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ sẽ có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ hoàn thiện

20-02-2024 09:43|Thảo Đan

Trong tương lai, tỉnh này sẽ hội tụ đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, hiện đại, tạo ra sự kết nối đồng bộ với các địa phương lân cận và trên cả nước.

Tại Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua, phương án bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các công trình giao thông quốc gia được xác định rõ.

Về hạ tầng giao thông đường bộ, Phú Yên có tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) dài 2.063km các phân đoạn qua Phú Yên gồm: Quy Nhơn (Bình Định) - Chí Thạnh (Phú Yên) chiều dài 42,07km, quy mô 6 làn xe; Chí Thạnh (Phú Yên) - Vân Phong (Khánh Hòa) chiều dài 48,05km, quy mô 6 làn xe; Hầm Đèo Cả (Phú Yên - Khánh Hòa) chiều dài 14km, quy mô 6 làn xe.

Bên cạnh đó là tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Phú Yên với điểm đầu kho xăng dầu Phú Hòa - ranh giới tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên, điểm cuối Bãi Chùa - phía Bắc đường dẫn hầm đường bộ Đèo Cả, chiều dài 128km.

Trong tương lai, có 6 đoạn tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ nâng cấp, xây dựng, duy tu, bảo trì gồm: Quốc lộ 1, quốc lộ 1D, quốc lộ 25, quốc lộ 29, quốc lộ 19C, đường Trường Sơn Đông. Đầu tư mới tuyến quốc lộ 19E theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

Về hạ tầng giao thông đường sắt, gồm tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM. Theo đó, tuyến này sẽ được nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng, giai đoạn thực hiện 2021-2030.

Tập tin:Một góc TP.Tuy Hòa, Phú Yên1.JPG – Wikipedia tiếng Việt
Một góc TP. Tuy Hòa, Phú Yên

>> Phú Yên tìm chủ đầu tư cho 15 dự án thương mại, dịch vụ, du lịch: Tổng quy mô 31.000 tỷ đồng

Với tuyến đường sắt tốc độ cao, theo quy hoạch, tuyến này sẽ được xây dựng mới đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn Vinh - Nha Trang trong giai đoạn sau năm 2030.

Bên cạnh đó, hiện nay tuyến đường sắt chạy dọc Tây Nguyên đang được nghiên cứu xây dựng, kết hợp với tuyến đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc tạo thành trục kỹ thuật làm cơ sở quang trọng để phát triển các trung tâm kinh tế lớn của toàn vùng và hình thành các trung tâm chuyên ngành mới sau năm 2030.

Về hạ tầng cảng hàng không, theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng hàng không Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên là hàng không quốc nội 4C công suất thiết kế dự kiến đến năm 2030 là 3 triệu hành khách/năm, đến năm 2050 là 5 triệu hành khách/năm.

Về hạ tầng cảng biển, theo quy hoạch cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Phú Yên thuộc nhóm cảng biển số 3 bao gồm các khu bến: Khu bến Vũng Rô; Khu bến Bãi Gốc - Đông Hòa.

Phú Yên: Gặt hái thành quả nhờ đầu tư hạ tầng
Phú Yên sẽ có đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông. Ảnh minh họa

>> Một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đặt mục tiêu GRDP 8%/năm, có sứ mệnh kết nối các địa phương 'anh em'

Theo UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đối với phương án kết nối kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống hạ tầng cấp quốc gia, cấp vùng sẽ là huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại với các tỉnh trong khu vực và cả nước tạo điều kiện liên kết, hợp tác, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và cảng hàng không, cảng biển.

Tập trung đầu tư hoàn thiện đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để kết nối toàn bộ các địa phương trong vùng, đầu tư hoàn thiện hệ thống đường tỉnh, huyện và hệ thống giao thông nông thôn.

Quy hoạch cũng xác định phương án phát triển và kết nối mạng lưới giao thông quốc gia qua tỉnh Phú Yên đó là đầu tư nâng cấp, mở rộng đảm bảo theo tiêu chuẩn các tuyến quốc lộ (QL1D, QL25, QL29, QL19C, Đường Trường Sơn Đông và QL19E nối với Gia Lai, tuyến đường bộ ven biển), cao tốc (CT01, CT23); đường sắt, đường thủy thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, Phú Yên cũng sẽ nâng cấp, xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối các tuyến đường cao tốc, đường Quốc lộ đến các khu kinh tế, khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu, cụm công nghiệp tạo nên mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị và nông thôn, đạt tối thiểu cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe.

Ngoài ra, với các tuyến đường bộ ven biển, các tuyến sẽ hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có, kết hợp xây dựng mới, quy mô tối thiểu cấp III-IV và đường đô thị, 2-6 làn xe.

>> Trước thềm lên thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên - Huế 'rục rịch' đưa một huyện lên thị xã

Tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương: Có cả cao tốc, cảng trung chuyển và đường vành đai

Tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam muốn lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-tinh-ven-bien-nam-trung-bo-se-co-he-thong-ha-tang-giao-thong-dong-bo-hoan-thien-223432.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ sẽ có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ hoàn thiện
    POWERED BY ONECMS & INTECH