Nga cắt nguồn cung với những khách hàng từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng ruble

11-06-2022 20:44|Bảo Trâm

Ngày 9/6/2022, Nga đánh giá chiến lược thanh toán khí đốt bằng đồng ruble hoạt động hiệu quả đồng thời công bố thông tin bất ngờ.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, phương thức thanh toán khí đốt bằng đồng ruble đang hoạt động hiệu quả, những người mua khí đốt của Nga từ chối thanh toán bằng đồng ruble đã bị cắt nguồn cung. Theo RT, thông tin bất ngờ mà ông Peskov đưa ra là Nga chưa có thêm kế hoạch cắt khí đốt cho các khách hàng EU khác.

“Cơ chế thanh toán mới đang hoạt động và đã được điều chỉnh. Những người nhận được khí đốt đã tuân thủ hệ thống mới, được quy định trong sắc lệnh liên quan của tổng thống Nga" - ông Peskov nói.

Cơ chế thanh toán khí đốt bằng đồng ruble được Moscow đưa ra từ ngày 1/4 và chỉ áp dụng cho các quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Theo cơ chế mới, người mua phải mở hai tài khoản tại Gazprombank - một bằng đồng ruble và một bằng ngoại tệ. Người mua có thể gửi loại tiền mà họ lựa chọn vào tài khoản ngoại tệ. Ngân hàng Nga tự động đổi tiền sang đồng ruble, sau đó tiền được chuyển vào tài khoản ruble của khách hàng để thanh toán cho Gazprom.

Các nước EU bao gồm Hà Lan, Ba Lan và Phần Lan, cũng như một số công ty ở Đan Mạch và Đức, đã từ chối tuân thủ và bị Nga cắt khí đốt. Những khách hàng khác - như MVM của Hungary, RWE và Uniper của Đức - đồng ý với phương thức thanh toán mới và tiếp tục nhận khí đốt của Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không có kế hoạch ngừng cung cấp khí đốt cho nhiều khách hàng hơn ở Châu Âu.

Sau nhiều tuần đàm phán, EU đã thống nhất áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu nhập khẩu bằng đường biển của Nga vào cuối năm nay. Tuy nhiên, việc cấm nhập khẩu khí đốt bằng đường ống vẫn chưa được đề xuất, chủ yếu là do các nền kinh tế lớn nhất EU, bao gồm Đức và Italia, phụ thuộc vào khí đốt của Nga khoảng 40% lượng tiêu thụ.

EU đang chạy đua để mua và tìm nguồn cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) để thay thế càng nhiều khí đốt của Nga càng tốt, nhằm mục tiêu loại bỏ sự phụ thuộc vào Nga về khí đốt vào năm 2027.

Trung Quốc xuất xưởng siêu tàu FPSO lớn nhất thế giới, có thể sản xuất 180.000 thùng dầu, xử lý 12 triệu m3 khí đốt mỗi ngày

Siêu dự án Lô B: Bước tiến chiến lược của Việt Nam giữa cuộc khủng hoảng khí đốt

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nga-cat-nguon-cung-voi-nhung-khach-hang-tu-choi-thanh-toan-khi-dot-bang-dong-ruble-135038.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nga cắt nguồn cung với những khách hàng từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng ruble
    POWERED BY ONECMS & INTECH