Ngành bán lẻ bứt tốc lợi nhuận, cổ phiếu một doanh nghiệp 'có câu chuyện' được kỳ vọng tăng 7%
Xu hướng chung của thị trường hiện nay đang là đa dạng hóa các mặt hàng bán lẻ, đẩy mạnh kênh bán hàng online.
Tăng trưởng của ngành bán lẻ được xem là có đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế. Năm 2023, doanh thu bán lẻ trên toàn cầu ước tính đạt 29,6 nghìn tỷ USD, tăng 5% so với năm 2022. Các chuyên gia dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ duy trì mức 3-4% trong giai đoạn 2025-2027.
Tại Việt Nam, bán lẻ là một trong những ngành quan trọng, quy mô thị trường đạt xấp xỉ 250 tỷ USD năm 2023 và kỳ vọng đạt khoảng 350 tỷ USD vào năm 2025, duy trì đóng góp trên 60% GDP cả nước.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước ước đạt gần 3,1 triệu tỷ đồn, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08%, lạm phát cơ bản tăng 2,75%.
>> GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42% 
Các chuyên gia nhận định, nửa cuối năm 2024 thị trường bán lẻ tiếp tục sôi động, kỳ vọng mức tăng trưởng 7,5-8,5% cả năm. Các động lực thúc đẩy ngành bán lẻ tăng gồm có kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế, thu nhập của người dân được cải thiện và từ động lực tăng trưởng của các nhóm ngành hàng bán lẻ mới.
Xu hướng chung của thị trường hiện nay đang là đa dạng hóa các mặt hàng bán lẻ, đẩy mạnh kênh bán hàng online và liên tục nâng cấp, cải tiến các phương thức bán hàng cũng như chất lượng sản phẩm.
Các chuyên gia chứng khoán Shinhan Việt Nam dự báo, tổng doanh thu bán lẻ cả năm 2024 ước đạt khoảng 7 triệu tỷ đồng, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm phần lớn, góp khoảng 77-78%.
>> Tiềm năng tăng trưởng hậu M&A, một cổ phiếu ngành bán lẻ được kỳ vọng tăng 9% 
Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán không nhiều, nhưng bao trùm được nhiều lĩnh vực. Ngành bán lẻ bứt tốc, chứng khoán Shinhan Việt Nam cũng đã phân tích tiềm năng của một số cổ phiếu để khuyến nghị các nhà đầu tư.
Trong số các doanh nghiệp bán lẻ trên sàn chứng khoán, mỗi doanh nghiệp đều có câu chuyện riêng. FPT Retail - một đứa con họ nhà FPT – là một trong những công ty bán lẻ thiết bị ICT. Câu chuyện tiềm năng, chiến lược dài hạn của FPT Retail được nhận định là từ chuỗi nhà thuốc Long Châu.
Về tình hình kinh doanh, FPT Retail sở hữu 2 chuỗi bán lẻ mang tên FPT Shop và F.Studio gồm 743 cửa hàng. Bên cạnh đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang “làm mưa làm gió” trên thị trường ngành thuốc. Long Châu vừa cán mốc 1.789 nhà thuốc trên toàn quốc.
Sau khi tham gia cuộc chiến về giá với Thế giới di động, và lỗ 329 tỷ đồng năm 2023, FPT Retail đã dần ổn định lại với số lãi 61 tỷ đồng trong quý I/2024. Riêng chuỗi Long Châu mang về hơn 5.500 tỷ đồng doanh thu quý I, đóng góp khoảng 61% vào tổng doanh thu FPT Retail. Shinhan Securities cho rằng, FPT Retail đang “nuôi” chiến lược dài hạn với chuỗi Long Châu.
Năm 2024 Long Châu đặt mục tiêu đạt 1.900 nhà thuốc vào cuối năm. Ngoài ra, FPT Retail cũng đang dần chuẩn hóa mô hình vận hành mảng trung tâm vaccine và đang thuận lợi đi vào hoạt động, hiện có 51 trung tâm. Công ty đặt mục tiêu đạt 100 trung tâm vào cuối năm.
Trong chiến lược dài hạn, Long Châu đặt kế hoạch mở rộng nền tảng chăm sóc sức khỏe với các mảng hoạt động kinh doanh mới như chẩn đoán và điều trị (phòng khám); đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại.
Diễn biến cổ phiếu FRT trong 1 năm gần đây |
Với những yếu tố thuận lợi thúc đẩy, cổ phiếu FRT  đã có đến 2 phiên tăng điểm liên tiếp từ đầu tháng 7 đến nay, duy trì giao dịch ở vùng đỉnh với mức giá 178.000 đồng/cổ phiếu đóng cửa ngày 2/7.
Shinhan Securities nhận định, cổ phiếu FRT có thể đạt mức giá mục tiêu 190.000 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng 7% trong năm 2024.
>> Sóng hồi ngành bán lẻ, Digiworld (DGW) có thể lãi cao nhất 6 quý 
Một cổ phiếu xăng dầu được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 24% 
Sóng hồi ngành bán lẻ, Digiworld (DGW) có thể lãi cao nhất 6 quý