Việc làm

Ngành học giữ 'ngôi vương' gần 30 điểm mới đậu, sinh viên vẫn cần bổ sung thêm các tố chất này để tăng cơ hội việc làm

Châu Sa 15/04/2025 - 19:56

Ngành Báo chí những năm gần đây thu hút đông đảo thí sinh với điểm chuẩn cao ngất. Nhưng trước làn sóng sáp nhập, tinh gọn cơ quan báo chí, liệu cơ hội việc làm có còn rộng mở?

Những năm qua, ngành Báo chí - Truyền thông khiến mọi người phải e ngại vì điểm khối C theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao, gần 30 điểm.

Mùa tuyển sinh 2024, tại Học viện Báo chí Tuyên truyền, điểm xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện lên tới 28,25 điểm, tương đương 9,41 điểm/môn. Với chuyên ngành Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình, (Tổ hợp D78, gồm Tiếng Anh nhân hệ số 2, Ngữ văn và Khoa học Xã hội), điểm chuẩn lên tới 37,21, bình quân 9,31 điểm/môn.

Ngành học giữ 'ngôi vương' gần 30 điểm mới đậu, sinh viên vẫn cần bổ sung thêm các tố chất này để tăng cơ hội việc làm
Điểm chuẩn ngành Báo chí những năm gần đây khá cao, có năm gần chạm ngưỡng 30 điểm/3 môn. Ảnh: Tổng hợp

Tại trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, điểm chuẩn ngành học này cao nhất là 29,03 với tổ hợp khối C00(Văn-Sử-Địa). Còn tại khoa Viết văn, Báo chí (trường ĐH Văn hoá Hà Nội) mức điểm chuẩn với ngành Báo chí là 28,9 điểm theo tổ hợp C00.

Tuy nhiên, đầu năm 2025, loạt các cơ quan báo chí đã nằm trong diện sắp xếp, tinh gọn khiến cho không ít học sinh, sinh viên lo lắng về cơ hội việc làm bị thu hẹp. Thế nhưng, khi được hỏi về những thách thức này, nhiều sinh viên vẫn tự tin với lựa chọn của mình.

>> Nông dân tỷ phú ở Hưng Yên trồng ‘loại hoa tình yêu’: Thu nhập gần 2 tỷ đồng, cả làng ‘phục sát đất’

Báo Dân Việt dẫn lời của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết - về tương lai của ngành báo chí, truyền thông: “Những biến động về cơ hội việc làm do sắp xếp, tinh gọn bộ máy có tác động đến công tác tuyển sinh của nhà trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, đây cũng là một cơ hội, một “bộ lọc” hữu ích. Sẽ không còn nhiều sinh viên chạy theo trào lưu như một số năm trước. Số lựa chọn ngành Báo chí trong thời gian tới sẽ là những sinh viên thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, thậm chí có những hiểu biết nhất định về nghề. Điều này tốt cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Đặc biệt, trong khi cơ hội cho nhóm ngành báo chí giảm đi, cơ hội cho nhóm ngành Truyền thông như Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Quan hệ công chúng vẫn được đánh giá là hấp dẫn với cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong những năm tới".

Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên nhóm ngành báo chí – truyền thông vẫn là rất lớn, miễn là lựa chọn được phân ngành vừa phù hợp với năng lực, vừa phù hợp với xu thế vận động của lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Ngành học giữ 'ngôi vương' gần 30 điểm mới đậu, sinh viên vẫn cần bổ sung thêm các tố chất này để tăng cơ hội việc làm
Trước việc nhiều cơ quan báo chí thuộc diện bị sắp xếp, tinh gọn, nhiều phụ huynh, học sinh băn khoăn liệu có nên cho con theo học ngành này không? Ảnh: Tổng hợp

Để chuẩn bị tốt nhất tìm kiếm việc làm, TS Mạc Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, tư vấn trong ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm (AJC Open Day – Job Fair 2025) với chủ đề “Phá thạch khai hoa” - cho biết: "Trong thời đại ngày nay, nhà tuyển dụng rất cần các nhân sự giỏi khai thác các kênh truyền thông đa nền tảng, biết phân tích dữ liệu truyền thông và triển khai các chiến dịch truyền thông tích hợp.

Thứ hai là về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, phải rất tốt, vì càng tốt thì càng có cơ hội tiếp cận các nguồn dữ liệu quốc tế, mạng lưới đối tác và khách hàng đa quốc gia.

Tiếp theo, chúng ta phải rèn luyện khả năng nghiên cứu, khai thác thông tin, cập nhật những xu hướng, công cụ mới nhất trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Ví dụ AI tạo nội dung, chatbot, infographic và nhiều công cụ khác. Những việc này sẽ giúp sinh viên sớm khẳng định giá trị của bản thân.

Yếu tố nữa là chúng ta phải cân bằng được giữa tư duy sáng tạo và sự tuân thủ quy định của pháp luật.

Cuối cùng, các bạn cần rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp. Kỹ năng quản lý cảm xúc chúng ta cũng cần rèn luyện thêm. Đó là chìa khóa giúp các bạn thành công trong lĩnh vực báo chí và truyền thông nói riêng, cũng như trong thị trường lao động nói chung".

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Báo chí, sau khi ra trường có thể làm các công việc liên quan đến truyền thông doanh nghiệp, Quan hệ công chúng, Marketing,...

>> ‘MC quốc dân’ nổi tiếng với lối sống giản dị, thường đi dép tổ ong khẳng định không liên quan đến vụ hàng trăm loại sữa giả

Miễn học phí, cấp học bổng khủng: Việt Nam đang hồi sinh những ngành học 'ế ẩm'

Trước làn sóng 'sa thải', ngành học Ngân hàng liệu còn hấp dẫn? Phụ huynh cần biết điều này để định hướng cho con

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nganh-hoc-giu-ngoi-vuong-gan-30-diem-moi-dau-sinh-vien-van-can-bo-sung-them-cac-to-chat-nay-de-tang-co-hoi-viec-lam-286788.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Ngành học giữ 'ngôi vương' gần 30 điểm mới đậu, sinh viên vẫn cần bổ sung thêm các tố chất này để tăng cơ hội việc làm
    POWERED BY ONECMS & INTECH