Ngôi chùa Việt Nam được xây từ tiền bán khúc gỗ quý như ‘vàng lộ thiên’ trăm tỷ
Nguồn kinh phí xây dựng chùa được trích từ nguồn thu thông quan việc bán một phần của cây sưa đỏ trong khuôn viên chùa.
Chùa thôn Phụ Chính thuộc xã Hòa Chính (Chương Mỹ, Hà Nội), chùa được đặt tên là Vĩnh Phúc  tự và nằm bên rìa của đê sông Đáy. Chùa Phụ Chính được xây dựng từ thời Lý, trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính, uy nghi. Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn Phật giáo Bắc Bộ với phần mái cổ kính, những bức tường gạch nung rêu phong và những pho tượng Phật uy nghi.
Trước đây, hầu như chỉ có người dân địa phương trong vùng mới biết đến chùa Phụ Chính. Tuy nhiên, vào năm 2017, ngôi cổ tự bỗng trở nên nổi tiếng khi được tiến hành cải tạo và xây mới một số hạng mục từ khoán tiền lớn thu được từ việc bán đầu giá  gốc sưa đỏ - một loại gỗ quý được ví như ‘vàng lộ thiên’.
Không gian chùa Phụ Chính mới được đầu tư hoành tráng gồm 2 tầng kiên cố. Tầng 1 được xây bằng khung bê tông chắc chắn. Tầng 2 được hoàn thiện bằng hệ thống cột gỗ được đệm bằng một bệ đá chạm khắc hình hoa sen tạo nên nét đặc trưng uy nghi, thanh tịnh chốn cửa phật.
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có một giếng cổ được nhà chùa phát quang, kè đá bao quanh càng tôn nên nét thanh tịnh, cổ kính, trầm mặc của ngôi chùa này.
Trước đó, trong khuôn viên chùa Phụ Chính có hai cây sưa quý hiếm, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.
Năm 2010, có người đến trả giá hơn 100 tỷ đồng cho một cây sưa đỏ nhưng người dân không bán. Sau đó, người dân đã cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỷ đồng để lấy kinh phí xây đình làng, sau đó công an đã can thiệp vào vụ việc.
Năm 2013, trong một cơn bão mưa, một nhánh sưa lớn đã bị một kẻ trộm lấy mất. Trước tình trạng mối mọt, người dân đã đề nghị nhiều lần được bán cây sưa. Tháng 10/2018, Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng quy trình pháp luật.
Đến tháng 10/2018, thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, ngày 27/1/2019, người dân thôn Phụ Chính tiến hành chặt hạ 2 cây sưa đỏ theo như hướng dẫn và chia thành 5 nhóm gỗ với trọng lượng từ 550kg đến hơn 2.000kg.
Sau 6 phiên đấu giá, hai cây sưa đã được bán với tổng giá 73 tỷ đồng, trở thành một trong những cây sưa có giá trị cao nhất Việt Nam. Số tiền thu được từ bán cây sưa được sử dụng để trùng tu, tôn tạo chùa và các công trình phụ trợ khác tại địa phương.
Ngôi chùa 1.000 năm tuổi ở Việt Nam chứa 80 cột tương đương 630m3 gỗ lim quý hiếm lập kỷ lục