Người Do Thái chiếm đến phân nửa số doanh nhân giàu nhất thế giới, cách họ giúp con lớn lên kiệt xuất càng khiến bất ngờ hơn
Sự thông minh, kiệt xuất của người Do Thái không chỉ diễn ra trong 1 thế hệ mà được chứng minh di truyền quá nhiều đời.
Chúng ta hay nghe rằng người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nhận định vô căn cứ mà đã được chứng minh bằng khoa học.
Năm 2005, một nghiên cứu cho thấy những người Do Thái có kỹ năng giao tiếp và tính toán trội hơn hẳn so với những cộng đồng dân tộc khác. Chỉ số IQ trung bình của người Do Thái theo nhiều nghiên cứu là vào khoảng 110 so với mức 100 của toàn cầu. Dù chỉ chênh lệch 10 nhưng tỷ lệ sản sinh thiên tài giữa 2 cấp độ lên tới khoảng 120-150 lần.
Số liệu năm 2013 của Forbes cho thấy, người Do Thái chiếm đến 1/2 số doanh nhân giàu nhất thế giới, chiếm 1/3 số triệu phú ở Mỹ và 18/40 người đứng đầu danh sách Forbes.
Ảnh: Internet
Sự thông minh, kiệt xuất của người Do Thái không chỉ diễn ra trong 1 thế hệ mà được chứng minh di truyền quá nhiều đời. Tất cả nằm ở cách nuôi dạy con  mà cha mẹ Do Thái nào cũng áp dụng sau đây.
Luôn tôn trọng ý kiến của con cái
Không áp đặt ý kiến của mình đối với các con, cha mẹ Do Thái thường đặt ra các câu hỏi giả định, đồng thời tham gia vào các cuộc tranh luận và khuyến khích con cùng làm với mình.
Đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của con là việc làm thường xuyên của cha mẹ Do Thái. Các bậc cha mẹ còn nhẹ nhàng chỉ ra những sai sót và mâu thuẫn trong lập luận của con, đồng thời, cha mẹ Do Thái cũng không bao giờ để trẻ đạt được mục đích một cách dễ dàng.
Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ luôn đặt niềm tin, ủng hộ và khuyến khích trẻ khám phá cái mới. Cha mẹ tin tưởng giao việc cho trẻ tự làm, luôn để trẻ cảm nhận thấy rằng cha mẹ tin tưởng chúng sẽ làm được. Niềm tin lan tỏa và trẻ luôn nghĩ rằng chúng làm được và làm tốt những việc đó.
Khuyến khích con đọc nhiều sách
Ảnh: Internet
Trí thông minh của người Do Thái có liên quan nhiều đến niềm yêu thích đọc sách của họ. Dù trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, người Do Thái phải bán đồ đạc để kiếm sống thì họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ bán sách. Người Do Thái không bao giờ làm hỏng sách, họ sẽ luôn sửa chữa nếu sách bị hư hỏng, khi sách cũ nát không đọc được nữa, họ sẽ trịnh trọng đào một cái hố để "chôn" chúng.
Người Do Thái được mệnh danh là "dân tộc đọc sách", họ có thể đọc sách bất kể thời gian và địa điểm, trên đường phố, quảng trường hay thậm chí là nhà ga. Chính vì sở hữu thói quen tự học được trau dồi từ khi còn nhỏ nên việc đọc sách đã trở thành một phần không thể từ bỏ của người Do Thái trong suốt quãng đời của mình. Họ tự biến trí tuệ của nhân loại thành kiến thức của mình và dùng nó để tạo ra những giá trị và của cải, cha mẹ Do Thái lúc nào cũng dạy con yêu sách vì họ biết rằng đọc sách là cách tốt nhất để lấp đầy trí tuệ cho não bộ.
Khuyến khích con theo đuổi đam mê
Ảnh: Internet
Thay vì bắt con học ngày học đêm những môn học chính, các ông bố bà mẹ Do Thái luôn luôn khuyến khích con mình theo đuổi những sở thích, niềm đam mê hứng khởi của chúng mà không cần quan tâm đến những người biết về lĩnh vực đó. "Phổ biến" và "phù hợp" là hai cụm từ không có trong từ điển của trẻ em Do Thái. Cảm hứng trí tuệ mới chính là điểm đến cho những ước mơ. Do đó, cha mẹ Do Thái không ngăn cản con mình thực hiện những điều trẻ yêu thích cho dù điều đó không phải là những điều họ mong đợi.
Dạy con biết tôn trọng gia đình
Nền tảng gia đình của người Do Thái xuất phát từ cha mẹ và con cái, vì vậy ngay từ nhỏ trẻ được dạy phải quan sát thái độ, hành vi, tình cảm của cha mẹ với nhau. Họ tin rằng những đứa trẻ sống trong tình yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Từ đó mở rộng những giá trị của sự tôn trọng, yêu thương với bạn bè, cộng đồng. Trẻ được phát triển trong nhận thức đối xử tốt với mọi người, tạo ra một xã hội với những điều tốt đẹp.
Để con tự học hỏi từ chính thất bại của mình
Ảnh: Internet
Trẻ em Do Thái được cha mẹ động viên và họ luôn nói với con rằng “Hãy tiến về phía trước”. Chính vì vậy trẻ luôn phát triển, tự làm mọi việc, tự học về sự tự tin, chiến thắng hay thất bại.
Cha mẹ cho phép con mình mạo hiểm bước khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới, giải quyết vấn đề phát sinh và giành lấy thành công. Cha mẹ không làm giúp nhưng cũng không mặc kệ trẻ, họ luôn theo dõi và kịp thời động viên, khuyến khích để trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Khác hoàn toàn với quan niệm của người Việt “trẻ nhỏ chưa nhận thức được gì”, người Do Thái dạy con từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn em bé còn trong bụng mẹ, phụ nữ Do Thái đã bắt đầu giáo dục con bởi họ tin rằng thai giáo giúp trẻ phát triển trí não. Họ giáo dục trẻ ngay từ trong bụng mẹ bằng các cho trẻ nghe nhạc, nói chuyện cùng con, hát cho bé nghe. Cách dạy con của người Do Thái đã được chứng minh bằng vô vàn sự thành công của một dân tộc được đánh giá là “thông minh nhất thế giới”.