VN-Index trong năm Tân Sửu (từ 17/2/2021 đến 28/1/2022) ghi nhận mức tăng từ vùng sát mốc 1.000 điểm lên 1.478,96 điểm - tương ứng mức tăng 32,65% (330 điểm).
Kết phiên giao dịch ngày 28/1/2022, VN-Index tăng 8,2 điểm (0,56%) lên 1.478,96 điểm; HNX-Index tăng 5,46 điểm (1,33%) lên 416,33 điểm; UpCOM-Index tăng 0,96 điểm (0,88%) lên 109,69 điểm.
Như vậy, trong năm Tân Sửu (từ 17/2/2021 đến 28/1/2022), VN-Index ghi nhận tăng từ vùng sát mốc 1.000 điểm lên 1.478,96 điểm - tương ứng mức tăng 32,65% (330 điểm).
Theo quan sát, trong năm này, VN-Index vẫn giữ được xu hướng tăng trong năm 2020 và nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới. Ngày 25/11/2021, chỉ số chính thức vượt mốc 1.500,81 điểm qua đó đánh dấu cột mốc mới cho thị trường
Ở sàn HNX, chỉ số HNX-Index đạt mức 416,73 điểm - tăng 85,3%.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu bùng nổ và tăng mạnh trong năm Tân Sửu nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức gần 17.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 2 và gia tăng liên tục qua các tháng; đến tháng 11/2021 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên trong đó ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.100 tỷ đồng.
Tính chung cả năm Tân Sửu, giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường đạt hơn 27.600 tỷ đồng/phiên.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thăng hoa, nhiều cổ phiếu liên tiếp tăng giá. Trên cả 3 sàn giao dịch tính đến cuối phiên 18/2/2022 hiện chỉ còn tổng cộng 374 cổ phiếu dưới mệnh giá trong đó sàn HOSE có tổng cộng 24 cổ phiếu.
Tính đến cuối phiên 18/2/2022, có tổng cộng 8 cổ phiếu có giá dưới 1.000 đồng/cổ phiếu và tất cả đều trên sàn UpCOM. Có thể kể đến các mã như DNN, PTG, PTX, X77, HHR, PXC, VKP, FBA.
VN-Index ‘cưa chân bàn’, hai cổ phiếu VN30 ngược dòng phá đỉnh lịch sử 
Cổ phiếu ngân hàng gặp thách thức lớn trong năm 2025?