Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế của Techcombank (TCB) có thể đạt mức 5.913 tỷ đồng - tăng 16% so với cùng kỳ.
Lịch sử giá cổ phiếu TCB:
Giá cổ phiếu TCB có sự thay đổi tăng lên, tính từ thời điểm chào sàn đến phiên 20/1/2021. Cụ thể như sau:
Ngày 4/6/2018, mức giá TCB đạt 35.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối năm 2018 giảm còn 23.600 đồng/cổ phiếu.
Cuối quý II/2019, thị giá TCB tiếp tục rơi về mức 20.000 đồngtrước khi lập đáy mới vào tháng 3/2020 còn 14.000 đồng/ cổ phiếu.
Tính từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu TCB liên tục tăng nhanh.
Cụ thể, cuối tháng 10/2020, mã hồi trở lại vùng mức 25.000 đồng/cổ phiếu và lập đỉnh mới vào ngày 4/1/2021 tại mức 36.670 đồng.
TCB tiếp tục duy trì phong độ khi đầu tháng 4 giá tăng mức 41.000 đồng/cổ phiếu và đạt 51.000 đồng thị giá tại thời điểm cuối tháng 5/2021.
Đầu tháng 8, cổ phiếu áp sát mốc 60.000 đồng.
Hiện tại, giá duy trì ở ngưỡng 48.000 – 50.000 đồng/cổ phiếu.
Trong suốt thời gian trên, ngân hàng này đã diễn ra hàng loạt sự kiện qua đó tác động trực tiếp đến mức giá. Bản thân ngân hàng phát triển không ngừng, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ số và dữ liệu để tạo đà tăng trưởng sau đại dịch.
Thực tế TCB đã thành công khi mức giá cổ phiếu liên tục tăng, dù cho thị trường lúc bấy giờ khá ảm đạm đồng thời phía Nhà nước liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ tổ chức trong thời kỳ khó khăn của đất nước, càng trở thành động lực thúc đẩy TCB hoạt động tốt hơn.
Năm 2021 là một năm đầy thách thức với doanh nghiệp trong mọi ngành nghề. Bản thân Techcombank cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng ngân hàng đã khắc phục và vượt qua thành công.
Techcombank hiện đang dẫn đầu tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) quý III với mức 49%. Lợi nhuận trước thuế 3 quý đầu năm 2021 của TCB đạt 17.100 tỷ đồng.
Cổ phiếu TCB sau khi đăng ký niêm yết lần đầu tiên trên sàn HOSE đã giúp nâng giá trị vốn điều lệ công ty lên hơn 35 nghìn tỷ đồng. Sau gần 5 năm hoạt động, giá trị TCB duy trì ổn định và tăng trưởng bất chấp sự thay đổi của thị trường.
Ước tính doanh thu của ngân hàng năm 2021 có thể đạt mức 39.000 tỷ đồng, thu nhập ròng là 12.000 tỷ đồng.
Trong năm 2022, doanh thu và lợi nhuận của TCB được dự báo sẽ tăng trưởng tương ứng, đặc biệt khi thực hiện tiến độ của “giai đoạn chuyển đổi 2016 - 2020” nhanh hơn dự kiến. Đây sẽ là tiền đề phát triển trong tương lai của Techcombank, động lực đẩy giá TCB tăng trong năm 2022.
Mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước tính giai đoạn 2021 - 2022 là 23.010 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ) và 29.357 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ).
Điều này đồng nghĩa lợi nhuận trước thuế trong quý IV/2021 của ngân hàng này đạt mức 5.913 tỷ đồng - tăng 16% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, VDSC cũng kỳ vọng biên NIM của ngân hàng này sẽ ổn định nhờ 3 yếu tố: Nguồn vốn nước ngoài trung dài hạn giúp gia tăng NIM; lãi suất cho vay bật tăng khi một số gói hỗ trợ kết thúc và xu hướng bền vững ở tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây hoàn thiện năm 2022 cũng sẽ góp phần thúc đẩy CASA và thu nhập ngoài lãi.
Nhóm phân tích của VDSC nhấn mạnh, tăng trưởng dự phóng cho năm 2022 của Techcombank đạt 26% đối với thu nhập lãi, 23% đối với thu nhập dịch vụ, 25% đối với tổng thu nhập, 28% đối với lợi nhuận trước thuế. Chi phí tín dụng biên dự kiến đi ngang nhờ hoàn nhập và bộ đệm tốt.
Bên cạnh đó, nhóm phân tích cho rằng Công ty Chứng khoán Định hướng WealthTech của Techcombank cũng sẽ là hạt nhân trong đà tăng trưởng thu nhập ngoài lãi thông qua việc bổ sung cho hệ sinh thái các sản phẩm đầu tư được số hóa. Mô hình bancassurance cũng được dự báo sẽ là động lực mới cho ngân hàng bên cạnh thu nhập từ mảng thanh toán.
Dự báo KQKD nhóm ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng phân hoá, có nhà băng lãi tăng 63% 
Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất tiết kiệm lần thứ 2 kể từ đầu năm 2025