Nhiều người trẻ quyết ở nhà thuê để mua ô tô: Hạnh phúc có, nhưng không ít người phải ra quyết định 'đắng cay'
Sở hữu ô tô khi còn trẻ không còn là điều quá khó khăn, nhưng đi kèm với nó là vô vàn chi phí phát sinh. Do đó, trước khi đưa ra quyết định, người trẻ cần phải cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chiếc xe là lựa chọn đúng đắn cho cả tài chính và lối sống của mình.
Trong cái giá rét cắt da cắt thịt, ý tưởng ngồi trong một chiếc xe ấm áp, “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu” đang là chủ đề bàn tán trên cộng đồng mạng.
Đặc biệt, khi kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đang cận kề, việc sở hữu một chiếc ô tô để về quê hay đi chơi cùng gia đình dường như là điều lý tưởng. Tuy nhiên, quyết định chi hàng trăm triệu hay thậm chí hàng tỷ đồng cho một chiếc xe khi vẫn còn phải thuê nhà, liệu có phải là lựa chọn đúng đắn?
Thảo Ly, 28 tuổi tại Hà Nội, quyết định mua một chiếc xe 7 chỗ đã qua sử dụng với giá 1,2 tỷ đồng, sau nhiều năm tiết kiệm mà không cần vay mượn. Cô chia sẻ: "Mình phải di chuyển nhiều do công việc và có đam mê xê dịch. Mua xe giúp mình chủ động hơn trong cuộc sống." Sau gần hai năm sử dụng, Thảo Ly hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình.
Toyota Yaris Cross - mẫu xe làm nên sự khác biệt 
Theo chị Ly, việc có xe ô tô riêng cũng là một cách để đánh bóng khả năng của bản thân với đồng nghiệp, đối tác. Từ đó, mọi người nhìn vào cũng kính trọng, nể phục bản thân hơn.
Cùng quan điểm, bạn Hoàng Anh, 24 tuổi tại Hải Phòng đã lựa chọn xe điện VinFast VF3 vì giá cả phải chăng và thân thiện với môi trường. Với mức giá hợp lý, VF 3 có chi phí vận hành thấp, không lo giá xăng tăng và rất phù hợp di chuyển trong thành phố.
VinFast VF3 trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người trẻ khi lần đầu tiên quyết định mua ô tô, nhờ vào giá cả hợp lý, thiết kế thân thiện và đặc biệt là sự tiết kiệm chi phí vận hành. Ảnh. Tổng hợp |
“Hiện nay, chính sách của hãng còn được miễn phí tiền sạc điện nên tôi thoải mái vi vu đi muôn nơi với chiếc VF 3 mà không chuyện tốn tiền nạp điện”, Hoàng Anh hồ hởi. Được biết, chung cư nơi anh ở được miễn phí gửi xe nên việc “nuôi xe” ngày càng dễ dàng.
Ngược lại, Thanh Tuấn, 32 tuổi, gặp khó khăn khi mua một chiếc xe sang trị giá 3,2 tỷ đồng, trong đó phải vay 1,8 tỷ. Mỗi tháng, anh gánh khoản nợ gần 20 triệu đồng.
Ngoài ra, anh cũng phải tốn mỗi tháng thêm 5-7 triệu đồng tiền gửi xe, bảo dưỡng cùng các chi phí khác nữa. Việc sử dụng không như mong muốn, anh quyết định bán xe chỉ sau 3 tháng mua xe. "Lý do ban đầu mua xe là để đi, chứ không phải để gánh áp lực tài chính nên tôi quyết định bán xe”, anh Tuấn nói.
Ảnh minh hoạ |
Từ những câu chuyện trên, việc người trẻ mong muốn sở hữu một chiếc xe ô tô là không sai song cần phải quyết định sáng suốt và cần cân nhắc kỹ:
Mục đích rõ ràng: Xác định nhu cầu thực tế khi mua xe, tránh chạy theo xu hướng. Xe là công cụ phục vụ cuộc sống và công việc, không nên là biểu tượng để chứng tỏ bản thân.
Khả năng tài chính: Tính toán kỹ lưỡng các chi phí liên quan như bảo hiểm, bảo dưỡng, nhiên liệu và nợ vay nếu có. Nên đảm bảo tổng chi phí nuôi xe không vượt quá 30% thu nhập hàng tháng để tránh áp lực tài chính lâu dài.
Tầm nhìn dài hạn: Cân nhắc xem việc mua ô tô có thực sự mang lại giá trị cho lối sống và công việc hiện tại hay không. Nếu nhu cầu đi lại không, có thể cân nhắc các phương án khác như thuê xe hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển công cộng.
Sếp VinFast nói lý do VF 3 là ‘xe điện quốc dân’, hé lộ dòng xe ‘chuyên dịch vụ’