Doanh nghiệp

Những 'người khổng lồ' hội tụ và câu chuyện làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia số

Hồ Nga 03/02/2025 09:43

Khi thế giới đã xem Blockchain như nền tảng cốt lõi của nền kinh tế số, câu hỏi đặt ra không còn là 'nên hay không nên' mà là 'làm thế nào để dẫn đầu?'.

nhung-nguoi-khong-lo-hoi-tu-va-cau-chuyen-lam-the-nao-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-so.gif
sapo-nnkl.png
title-1-nnkl(1).png

“Muốn hay không muốn thì Việt Nam đã là 1 trong 4 thị trường giao dịch tài sản số lớn nhất thế giới. Muốn hay không muốn thì theo Forbes, Việt Nam là quốc gia có số lượng người sở hữu tài sản số lớn nhất thế giới. Điều này đặt chúng ta ở 2 lựa chọn: Một là, cứ để mọi thứ diễn ra như nó đang diễn ra, chúng ta không quản lý được gì cả. Hai là, chúng ta tạo khung pháp lý để chúng ta quản lý để tất cả những tài sản này chúng ta kiểm soát được, thu thuế được”.

Đó là phát ngôn của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT SSI và SSID tại Vietnam Tech Impact Day - người đã và đang có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Ông Hưng không ngần ngại khẳng định rằng, trong bối cảnh các công nghệ mới nổi như fintech, trí tuệ nhân tạo (AI), và blockchain đang ngày càng chi phối nền kinh tế toàn cầu, việc xây dựng một khung pháp lý cân bằng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, chỉ khi có môi trường pháp lý thì những thứ như quyền định đoạt, quyền sở hữu, quyền mua bán… cũng như quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường rõ ràng và những người phát triển hay mua/bán tài sản đều được bảo vệ như nhau.

nguyen-duy-hung(1).png

Nhìn ra toàn cầu, Blockchain được dự báo sẽ cách mạng hóa nền kinh tế số và thay đổi sâu sắc cách thế giới vận hành và cụm từ đó không còn được dùng để nói về một xu hướng nữa mà nó đã trở thành nền tảng của những lĩnh vực cốt lõi như tài chính, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, và thậm chí là quản trị xã hội.

Tại Mỹ, Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi), trong khi Singapore và Dubai đã xây dựng khung pháp lý rõ ràng để thúc đẩy công nghệ này trở thành một phần thiết yếu trong hạ tầng kinh tế. Những nước này đang tận dụng Blockchain để thu hút dòng vốn đầu tư khổng lồ và tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu. Binance - tập đoàn số 1 thế giới về Blockchain - đã được 21 quốc gia toàn cầu gật đầu cấp phép hoạt động và nền tảng này có hơn 255 triệu người dùng toàn thế giới chỉ sau hơn 7 năm thành lập.

title-2-nnkl(1).png

Việt Nam với dân số trẻ và tỷ lệ tiếp cận internet cao đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trung tâm đổi mới công nghệ trong khu vực. Blockchain và AI không chỉ là công cụ thúc đẩy kinh tế, mà còn là lời giải cho nhiều bài toán hiện tại, từ minh bạch hóa giao dịch tài chính, cải thiện quản lý tài nguyên công, đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng và bảo mật dữ liệu. Theo báo cáo từ Chainalysis, Việt Nam hiện nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ sở hữu tài sản số, chứng tỏ tiềm năng lớn của thị trường nội địa. Đây chính là nền tảng để Việt Nam bứt phá nếu biết tận dụng cơ hội.

Nền tảng - dư địa phát triển thị trường tài sản số nói chung - và blockchain, AI nói riêng là động lực thúc đẩy những người khổng lồ trong nước và quốc tế nhiều lần hội tụ tại Việt Nam với sự tham gia của lãnh đạo nhiều cơ quan sở ban ngành, tọa đàm tìm tiếng nói chung và đề xuất giải pháp.

SSI - đơn vị đã và đang góp phần quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt - đã ra mắt SSI Digital Ventures với cam kết mạnh mẽ đầu tư hàng trăm triệu USD vào công nghệ Blockchain và fintech.

Cùng chung quan điểm với tập đoàn hàng đầu lĩnh vực tài chính - chứng khoán, “sếp” tập đoàn công nghệ FPT là ông Trương Gia Bình cũng lên tiếng khẳng định: Thế giới của chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử với nhiều biến đổi chưa từng thấy.

Theo ông Trương Gia Bình, trong bối cảnh đó, rất may mắn cho Việt Nam, đất nước ta có những cơ hội chưa từng có, đó chính là vận hội. “Vì điều đó mà Tổng Bí thư, trong bài viết vào ngày 2/9 vừa qua có đặt tên cuộc cách mạng mang tên: Chuyển đổi số. Việt Nam có cơ hội đứng ngang hàng các dân tộc tiên tiến thế giới vào 100 năm ngày độc lập của mình.

Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình khẳng định Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghệ thông tin, trong đó, quan trọng nhất là nguồn nhân lực dồi dào, sẵn sàng học hỏi. Ông Bình nhận định: “Vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình”.

FPT, SSI Digital Ventures với nguồn lực vốn - công nghệ lớn cùng sự xuất hiện của các đối tác quốc tế như Binance, Tether, KuCoin và SBI Digitals Market đã và đang vẽ nên vị thế của Việt Nam trong bản đồ công nghệ toàn cầu.

Không chỉ vậy, các tập đoàn công nghệ nổi tiếng như Nvidia, Chủ tịch Jensen Huang xem Việt Nam là quê hương thứ hai, đã tạo tiền đề để Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ khu vực. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Các 'gã khổng lồ' đang chọn Việt Nam là nơi hội tụ. Việt Nam cũng đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: Sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ của khu vực.

anh-minh-hoa-1-.png

Các sáng kiến từ những tập đoàn lớn trong nước không chỉ hướng đến việc phát triển công nghệ, mà còn tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hay các nền tảng giao dịch số và blockchain đã được ứng dụng để đơn giản hóa các hoạt động tài chính hàng ngày, từ chuyển tiền, vay vốn, đến đầu tư và bảo hiểm.

Ở trong nước, các doanh nghiệp lớn như SSI, FPT, và các ngân hàng tiên phong trong số hóa tài chính đã và đang đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của ngành công nghệ tài chính. SSI Digital Ventures, với cam kết đầu tư 200 triệu USD và kế hoạch đồng đầu tư lên đến 500 triệu USD, không chỉ thể hiện vai trò dẫn dắt mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ của khu vực.

title-3-nnkl(1).png

Khi các "người khổng lồ" hội tụ, giấc mơ về một ngành tài chính Việt Nam rộng mở hơn đang ngày càng gần hiện thực.

Cánh cửa đang mở rộng, nhưng để giấc mơ này trở thành hiện thực, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý ổn định, thu hút nhân tài, và duy trì sự đồng lòng giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng. Chỉ khi đó, Việt Nam mới thực sự vươn mình trở thành một trung tâm tài chính và công nghệ của thế giới, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng và chắp cánh cho khát vọng dân tộc.

Các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng vươn mình, mang trong tim khát vọng đưa đất nước tiến xa trên bản đồ công nghệ thế giới. Các ngân hàng và tập đoàn tài chính hàng đầu như SSI, FPT hay MB Bank đang nỗ lực không ngừng để đưa giấc mơ ấy thành hiện thực.


nhung-nguoi-khong-lo-hoi-tu-va-cau-chuyen-lam-the-nao-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-so(1).png

Trong giấc mơ này, mọi người dân Việt Nam đều có quyền tiếp cận và sử dụng những thành quả của sáng kiến công nghệ toàn cầu. Không còn khoảng cách giữa những người giàu hay nghèo, giữa thành phố và nông thôn, giữa Việt Nam và các nước phát triển. Đó là một nền tài chính nơi mỗi người đều có thể trở thành một phần của sự tiến bộ, nơi mọi giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn đều có thể được hiện thực hóa.

anh-cuoi-1-.png
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-nguoi-khong-lo-hoi-tu-va-cau-chuyen-lam-the-nao-de-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-so-274092.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Những 'người khổng lồ' hội tụ và câu chuyện làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia số
    POWERED BY ONECMS & INTECH