Quỹ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng lỗ, trách gì doanh nghiệp "tay ngang"

05-08-2022 07:26|Hồng Quân

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán quý II/2022 giảm điểm mạnh, cơn lỗ sẽ không trừ bất kỳ một ai dù là công ty chứng khoán hay chuyên gia, tổ chức hay cá nhân, thậm chí cả doanh nghiệp.

Mùa báo cáo tài chính quý II/2022 đang đi đến hồi hết. Thị trường chứng khoán lao dốc khiến nhóm công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi giảm hoặc chuyển lỗ.

Đáng nói hơn, quý này, thị trường cũng ghi nhận không ít doanh nghiệp "ngoại đạo" rót tiền buôn cổ phiếu như một sự cứu cánh hoặc làm đẹp cho kết quả kinh doanh. Rất nhiều trong số này đã lỗ hoặc phải dành các khoản lớn để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Có thể kể đến như L14, APS, BWE, ACBS, TVC, TVB, GEX, FLC,...

[Cập nhật] Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quý II/2022 của các nhóm ngành đến hết 29/7

Theo một số chuyên gia, các doanh nghiệp dùng phương pháp mua những cổ phiếu thật tốt và nắm giữ thay vì “đánh nhanh rút gọn”. Do đó, khi thị trường biến động nhanh, họ không nắm rõ thông tin của thị trường chứng khoán dẫn đến không kịp đưa ra các phương án hành động.

Giai đoạn 2020 – 2021 khi thị trường chứng khoán thăng hoa, “bữa tiệc chứng khoán” không chỉ là cuộc chơi đầy hăng say của các nhà đầu tư cá nhân mà nhóm các tổ chức cũng góp mặt với vai trò đầu tư kiểu “tay ngang”. Khi đó, hiện tượng các doanh nghiệp niêm yết kiếm bộn tiền nhờ sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư và kiếm lời từ chứng khoán không phải là điều gì quá xa lạ.

Tuy nhiên khi thời đại “tiền rẻ” qua đi và thị trường chỉnh sâu, những nhà đầu tư “tay ngang” này đang chịu mức lỗ 30 - 50%.

Dù vậy, trong bối cảnh thị trường giảm điểm mạnh, cơn lỗ sẽ không trừ bất kỳ một ai, là công ty chứng khoán hay chuyên gia, cá nhân, thậm chí cả doanh nghiệp.

Có thể dẫn ra một số minh chứng như Quỹ đầu tư Ballad Fund trực thuộc SGI Capital (quỹ của một chuyên gia thường xuyên có những nhận định về thị trường chứng khoán Việt ) đã báo lỗ 8,75% trong tháng 5/2022 khi hầu hết cổ phiếu trong danh mục đều nhuốm sắc đỏ.

Nguồn: SGI Capital

Sang tháng 6/2022, quỹ này tiếp tục lỗ hơn 5%. Tính từ đầu năm đến nay, quỹ trực thuộc SGI Capital đã lỗ hơn 13%.

Tại cuối tháng 6, tỷ trọng cổ phiếu của Ballad Fund chỉ còn gần 40% còn lại là tiền mặt.

Tương tự, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ lớn nhất thuộc Dragon Capital cũng ghi nhận mức giảm 6,7% giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ (NAV/shares) trong tháng 6.

Hay như giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ PYN Elite trong tháng 6/2022 ghi nhận mức giảm 20,03% so với đầu năm - tương đương mức giảm 20% của VN-Index.

Tính riêng tháng 6, NAV của PYN Elite cũng rơi 7,94%. Đây cũng là tháng lỗ nặng nhất sau 9 năm (kể từ năm 2014) của quỹ ngoại này tại thị trường Việt Nam. Giá trị tài sản ròng của PYN Elite giảm hơn 38 triệu euro (gần 902 tỷ đồng) xuống còn gần 441 triệu euro.

Tính chung, cá mập PYN Elite đã có 5 tháng đầu tư thua lỗ liên tiếp tại thị trường Việt Nam trong năm nay.

Khu đô thị mới Nam Minh Phương 3.200 tỷ đồng của liên danh Licogi 14 (L14) và Lizen (LCG) đối diện nguy cơ bị dừng triển khai

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 15/4

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quy-dau-tu-chung-khoan-chuyen-nghiep-cung-lo-trach-gi-doanh-nghiep-tay-ngang-143098.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Quỹ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng lỗ, trách gì doanh nghiệp "tay ngang"
    POWERED BY ONECMS & INTECH