Tài chính Ngân hàng

Rút khoản tiền lớn từ tài khoản chồng quá cố, cụ bà bất ngờ bị ngân hàng kiện đòi hoàn trả

Hoàng Hiếu 06/11/2024 0:10

Sau khi rút tiền từ tài khoản của người chồng quá cố, cụ bà bị ngân hàng kiện đòi hoàn trả, dẫn đến cuộc tranh chấp pháp lý căng thẳng.

Sống cả đời cùng chồng ở một thị trấn nhỏ tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), bà Vương và ông Lý đã tiết kiệm được 500.000 Nhân dân tệ (khoảng 1,8 tỷ đồng) trong tài khoản đứng tên ông Lý.

Khi ông Lý qua đời, bà Vương chuyển đến sống với con trai và quyết định rút số tiền này để giúp cháu trai mua nhà. Do tài khoản của ông Lý chưa bị đóng băng, bà dễ dàng rút được toàn bộ số tiền nhờ vào chứng minh thư còn hiệu lực của ông.

Tuy nhiên, một tháng sau, bà nhận được giấy triệu tập từ tòa án. Ngân hàng phát hiện giao dịch rút tiền sau khi ông Lý đã qua đời, cho rằng đây là hành vi rút tiền không hợp lệ và yêu cầu bà hoàn trả số tiền. Phía ngân hàng khẳng định rằng, theo quy định, sau khi chủ tài khoản mất, số tiền sẽ trở thành di sản và cần phân chia trước khi ai đó có quyền rút.

Rút khoản tiền lớn từ tài khoản chồng quá cố, cụ bà bất ngờ bị ngân hàng kiện đòi hoàn trả
Hình ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tại tòa, bà Vương lý luận rằng số tiền này là tài sản chung của vợ chồng bà, và với tư cách người vợ còn sống, bà có quyền quản lý. Trong khi cả hai bên giữ vững lập trường, tòa phán quyết bà Vương không cần hoàn lại tiền nhưng yêu cầu bà phải cung cấp giấy chứng nhận di sản cho ngân hàng.

Sau phán quyết, bà Vương đã hoàn tất thủ tục công chứng với chi phí khoảng 6.000 Nhân dân tệ (22 triệu đồng) và giữ lại số tiền. Câu chuyện đã thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng Trung Quốc, với những ý kiến bày tỏ sự thông cảm và cho rằng phán quyết của tòa án là hợp lý và nhân văn.

Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ngân hàng trong việc kiểm soát các giao dịch sau khi chủ tài khoản qua đời và rút ra bài học về cách xử lý tài sản thừa kế trong tương lai.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc, sau khi người gửi tiền qua đời, số tiền trong tài khoản sẽ được xem là di sản. Trước khi di sản được phân chia, không ai có quyền tự ý rút khoản tiền này. Vì vậy, từ góc độ pháp lý, hành động của bà Vương khi tự ý rút tiền từ tài khoản của chồng rõ ràng là vi phạm quy định.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngân hàng đã không kiểm tra kỹ lưỡng danh tính và quyền rút tiền của bà Vương khi xử lý giao dịch, dẫn đến việc bà có thể rút số tiền này thành công. Do đó, ngân hàng cũng chịu một phần trách nhiệm trong vụ việc.

>> Cụ bà yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm 380 triệu tại VietinBank, nhân viên phát hiện dấu hiệu bất thường, lập tức báo công an

Cụ bà yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm 380 triệu tại VietinBank, nhân viên phát hiện dấu hiệu bất thường, lập tức báo công an

'Sập bẫy' lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/rut-khoan-tien-lon-tu-tai-khoan-chong-qua-co-cu-ba-bat-ngo-bi-ngan-hang-kien-doi-hoan-tra-258274.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Rút khoản tiền lớn từ tài khoản chồng quá cố, cụ bà bất ngờ bị ngân hàng kiện đòi hoàn trả
    POWERED BY ONECMS & INTECH