Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang được 'rục rịch' triển khai.
Ngày 13/3, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực vận hành sân bay Long Thành với sự tham gia của lãnh đạo Cục hàng không, Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ACV) và 25 cơ sở giáo dục đủ điều kiện đào tạo nguồn nhân lực vận hành sân bay trong cả nước.
Thẽo đó, ông Võ Tấn Đức, quyền chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, với sự tham dự của lãnh đạo Cục hàng không, Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ACV) và 25 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực vận hành sân bay.
Sân bay Long Thành công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Toàn bộ vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 1 xây đường cất hạ cánh, nhà ga cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm, dự kiến về đích năm 2026.
Giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành năm 2026 |
>> Ba 'ông lớn' ngân hàng ‘chung tay’ tài trợ vốn 1,8 tỷ USD xây sân bay Long Thành 
Tại hội nghị, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thông tin, sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2026. Vì vậy, công tác chuẩn bị, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải được chuẩn bị ngay từ lúc này.
Báo Kinh tế đô thị dẫn lời ông Võ Tấn Đức cho biết, sân bay Long Thành khai thác giai đoạn 1 có nhu cầu khoảng trên 13.000 lao động, trong đó trình độ tiến sĩ là 5 người, thạc sĩ trên 400 người, trên 5.300 người trình độ đại học, cao đẳng trung cấp là 2.200 người, sơ cấp là 3.800 người, lao động phổ thông khoảng 2.000 người.
Nói về tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, đại diện đơn vị khai thác sân bay quốc tế Long Thành cho hay, nhân sự phục vụ cho ngành hàng không là một nghề đặc thù có điều kiện về đảm bảo an ninh và an toàn. Các đơn vị đào tạo các ngành, nghề lĩnh vực hàng không cần được cấp phép của cơ quan chuyên môn trước khi làm việc.
Về yêu cầu năng lực, chuyên môn đối với cán bộ lãnh đạo quản lý phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tiếng Anh tối thiểu đạt TOEIC 500 hoặc tương đương trở lên.
Đối với lao động có tay nghề thì tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy, tiếng Anh tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương trở lên. Riêng lao động phổ thông thì tốt nghiệp THPT trở lên và cũng yêu cầu tiếng Anh tối thiểu TOEIC 300 hoặc tương đương trở lên.
Hiện, Đồng Nai có 21 trường (gồm 6 đại học, 10 cao đẳng, 5 trung cấp) đang đào tạo 78 ngành nghề nhưng chưa có trường nào đào tạo chuyên ngành về hàng không.
Đối với công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của sân bay Long Thành, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đặc biệt lưu ý, phải tạo cơ hội cho người dân địa phương trước hết là người dân huyện Long Thành. Bởi đây là những người đã giao đất, chấp nhận hy sinh để xây dựng sân bay. Sự thịnh vượng của khu vực này phải đồng nghĩa với sự phát triển của cư dân khu vực này. Không thể chấp nhận Sân bay Long Thành phát triển nhưng thanh niên địa phương lại thất nghiệp vì không được đào tạo, không được học nghề, không được tuyển dụng.
Bí thư Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng phải khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực ngay tại Đồng Nai. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải quan tâm liên kết trong đào tạo. Khuyến khích các trường đại học trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đại học chuyên ngành về hàng không mở thêm khoa, chuyên ngành đào tạo để vừa nâng cao chất lượng cũng như số lượng đào tạo.
Đối với nhân lực làm việc trong sân bay phải quan tâm đến yếu tố ngoại ngữ, hiểu biết về văn hóa và có thái độ niềm nở, thân thiện.
>> Đô thị sân bay hơn 43.000ha vừa được phê duyệt sẽ trở thành vùng động lực phía Nam 
Huy động hơn 4.000 công nhân thi công trên 'đại công trường' sân bay Long Thành 
Tiến độ sân bay Long Thành: Năm 2024 tăng tốc, năm 2025 bứt phá