ChatGPT gây ấn tượng mạnh với công chúng nhưng các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) không tin nó sẽ tạo ra các nền tảng mới.
ChatGPT, chatbot AI được tạo bởi Công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI, có trụ sở tại San Francisco - Mỹ. Công ty này do tỉ phú công nghệ Elon Musk đồng sáng lập năm 2015. Tỉ phú người Mỹ chia tay OpenAI vào năm 2017 khi ông cảm thấy có xung đột lợi ích với Tesla, đặc biệt là trong lĩnh vực xe tự lái.
Nói về ChatGPT, OpenAI, cho biết: "Định dạng đối thoại giúp ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức các cơ sở không chính xác và từ chối trả lời các yêu cầu không phù hợp".
Dù đã và đang tạo ra cơn sốt toàn cầu nhưng ChatGPT cũng đang tạo ra những luồng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội những ngày qua.
Mới đây, trong một thảo luận trực tuyến với các nhà lãnh đạo và nhà đổi mới toàn cầu (Collective[i] Forecast), ông Yann LeCun - nhà khoa học trí tuệ nhân tạo (AI) trưởng của Công ty Meta và là người nhận giải thưởng Turing (giải thưởng thường niên của Hiệp hội Khoa học máy tính toàn cầu) chia sẻ: “Về các kỹ thuật cơ bản, ChatGPT không phải là sáng tạo, vì Google, Meta và hàng chục công ty khởi nghiệp có các mô hình ngôn ngữ lớn rất giống nhau."
Điều này có thể được hiểu là nhà nghiên cứu của Meta "buồn bã" vì công ty của ông không được chú ý. Tuy nhiên, một câu hỏi cũng được đặt ra: Những công cụ AI này của Google, Meta và các công ty công nghệ lớn khác ở đâu?
Theo ông LeCun, không phải là họ không thể phát hành chúng, mà là họ bị nhiều thứ ràng buộc hơn.
Mô hình này chứa trên 410 tỉ “mã thông báo” (đơn giản là các đoạn ngữ nghĩa). Nó có khả năng viết như văn bản, kể cả truyện cười và mã máy tính. Mặc dù ChatGPT là cách dễ dàng nhất để hầu hết mọi người tương tác với GPT, nhưng có hơn 300 công cụ khác dựa trên mô hình này, phần lớn trong số đó nhắm đến các doanh nghiệp.
Ngay từ đầu, phản hồi về ChatGPT đã gây chia rẽ trong dư luận. Một số người bình luận đã rất ấn tượng bởi ChatGPT có khả năng đưa ra các câu trả lời mạch lạc cho nhiều loại câu hỏi khác nhau. Những người khác chỉ ra nó cũng có khả năng đưa ra những điều bịa đặt hoàn toàn, nếu chỉ tuân theo cú pháp tiếng Anh.
Bất cứ điều gì ChatGPT nói đều nghe có vẻ hợp lý, ngay cả khi điều đó vô nghĩa. Các nhà nghiên cứu AI gọi đây là “ảo giác”.
Theo tờ The Verge, CEO Sam Altman của OpenAI, nơi khai sinh ChatGPT cũng đưa ra nhận định rằng người dùng không nên kỳ vọng quá cao vào trí thông minh nhân tạo này và sẽ không có chuyện nó thay thế được Google.
Thậm chí khi trả lời tờ Fortune, đội ngũ lãnh đạo của OpenAI còn cho biết họ đã sốc nặng trước thành công của một sản phẩm được cho là chưa hoàn thiện và chẳng ai nghĩ nó sẽ gây được tiếng vang như vậy.
Điều đáng nói là OpenAI là một công ty khởi nghiệp chưa sinh lời. Trình tạo hình ảnh DALL-E 2 và các mẫu GPT của nó đã thu hút báo chí đưa tin rất nhiều. Tuy nhiên, OpenAI đã không quản lý nổi để biến việc bán quyền truy cập vào ứng dụng ChatGPT thành một mô hình kinh doanh thành công.
OpenAI đang ở giữa một vòng gây quỹ khác và được định giá khoảng 29 tỉ USD sau khi nhận được 10 tỉ USD tài trợ từ Tập đoàn Microsoft (chưa kể trên 3 tỉ USD mà Microsoft đã đầu tư trước đó).
ChatGPT không cần ứng dụng hay phần mềm nào, người dùng chỉ cần truy cập một trang web trong trình duyệt của mình. Nó hoạt động trên cả trang web dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn.
Để dùng thử, người dùng truy cập vào website chat.openai.com , sau đó tạo một tài khoản và tài khoản này hoàn toàn miễn phí. Tuy vậy, Chat GPT không được hỗ trợ tại Việt Nam. Để trải nghiệm, người dùng trong nước phải dùng IP của nước được hỗ trợ (Mỹ, Châu Âu…) và có số điện thoại nước ngoài để xác thực tài khoản.
Thu hơn 5 triệu đồng mỗi tháng từ người dùng, tại sao OpenAI vẫn lỗ nặng với ChatGPT Pro 
Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1