Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam 'tan thành mây khói' trên không trung, tạo ra ít nhất 700 mảnh vỡ
Vụ tan lửa Trung Quốc vỡ tan trên không trung đang khiến không ít người chú ý.
Trung Quốc vừa thực hiện một bước tiến quan trọng trong cuộc đua chinh phục không gian với việc phóng tên lửa  Trường Chinh 6A đưa 18 vệ tinh G60 thuộc dự án Thousand Sails. Chòm sao vệ tinh này, khi hoàn thiện với quy mô lên đến 14.000 vệ tinh, sẽ tạo ra một mạng lưới Internet vệ tinh toàn cầu, thách thức vị thế thống trị hiện tại của Starlink của SpaceX. Việc lựa chọn Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên cho lần phóng đầu tiên cho thấy tầm quan trọng chiến lược của dự án này đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, người ta tin rằng tên lửa này đã vỡ ra trên không trung. Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi chặt chẽ hàng trăm mảnh vỡ sinh ra từ vụ nổ tên lửa Trung Quốc. NASA cũng đã được thông báo về tình hình này và khẳng định rằng Trạm vũ trụ quốc tế hiện không gặp nguy hiểm trực tiếp.
Lượng mảnh vỡ ban đầu là hơn 50 mảnh nhưng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Hiện dữ liệu radar từ tổ chức theo dõi LeoLabs đã xác nhận con số mới nhất, cho thấy có ít nhất 700 mảnh vỡ đã xuất hiện, thậm chí có thể lên tới hơn 900 mảnh.
Theo thông tin từ Slingshot, tên lửa đã vỡ ra ở độ cao 810km so với bề mặt Trái Đất. Những mảnh vỡ gây ra "mối nguy hiểm đáng kể cho các vệ tinh quỹ đạo thấp" dưới độ cao 800 km. Việc đánh giá toàn diện các nguy cơ tiềm ẩn từ đám mây mảnh vỡ sẽ mất thêm thời gian, có thể lên đến một hoặc hai ngày nữa khi các chuyên gia hoàn tất quá trình phân tích dữ liệu. Đồng thời, nguyên nhân gây ra vụ nổ tên lửa vẫn chưa được xác định chính xác.
Theo số liệu của LeoLabs, quỹ đạo Trái Đất tầm thấp hiện đang chứa gần 1.000 mảnh vỡ  tên lửa bị bỏ hoang. Con số này ngày càng tăng do các hoạt động phóng tên lửa diễn ra thường xuyên khi nhiều quốc gia tập trung vào tham vọng không gian của mình.
>> Phát hiện mỏ khí đốt 100 tỷ m3, độ sâu trung bình 1.500m ở biển Đông