Hạ tầng - Chính sách

Thành phố đông dân nhất Việt Nam xây bệnh viện chống đột quỵ, tương lai là trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN

Chi Chi 04/10/2024 20:15

TP. HCM đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN với nhiều đề án lớn thành phố sẽ hình thành 6 cụm y tế lớn.

Tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp lĩnh vực y tế và chính quyền TP. HCM diễn ra ngày 4/10, TS.BS Võ Hoàng Nhân, thuộc Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế TP. HCM, cho biết thành phố đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng 6 dự án về điều trị cho người nước ngoài, tầm soát bệnh bằng công nghệ cao và xây dựng bệnh viện điều trị đột quỵ.

TP. HCM đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN. Ảnh minh họa

(TyGiaMoi.com) - TP. HCM đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN. Ảnh minh họa

Cụ thể, 6 dự án được kêu gọi đầu tư theo Nghị quyết 181 của HĐND TP. HCM, bao gồm: Khu khám điều trị dịch vụ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Khoa Khám và điều trị cho người nước ngoài tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Đột quỵ TP. HCM, 2 Trung tâm Tầm soát và chẩn đoán bằng công nghệ cao tại TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh, và Bệnh viện Thực hành của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Các dự án này sẽ được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) và dự kiến số lượng dự án sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới.

>> Cập nhật tiến độ bệnh viện nhi chất lượng cao đầu tiên của Thủ đô sắp khánh thành đưa vào sử dụng

TP. HCM đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN với nhiều đề án lớn. Trong đó, thành phố sẽ hình thành 6 cụm y tế, bao gồm cụm trung tâm và các cụm tại các cửa ngõ như TP. Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, và khu vực Tây Nam. Đồng thời, ngành y tế cũng sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật chuyên sâu.

benh vien-1

Ngành y tế TP. HCM sẽ huy động nguồn lực xã hội cùng các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa hàng đầu để phát triển lĩnh vực chuyên sâu và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người dân. Thành phố cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với "những ưu đãi đặc biệt", khuyến khích các bệnh viện có thương hiệu lớn trên thế giới đặt trụ sở tại TP. HCM. Điều này không chỉ giúp người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay trong nước, mà còn tạo điều kiện để nhân viên y tế học hỏi từ nền y học tiên tiến của các nước phát triển.

Thời gian qua, TP. HCM đã triển khai 116 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng từ ngân sách, xây dựng nhiều bệnh viện mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thay đổi diện mạo của ngành y tế thành phố. Dự kiến giai đoạn 2026-2030, thành phố sẽ triển khai thêm 150 dự án về xây dựng và trang thiết bị y tế, hạ tầng và công nghệ thông tin với tổng vốn đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng.

Hiện TP. HCM có 132 bệnh viện, bao gồm 12 bệnh viện bộ ngành, 32 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, 19 bệnh viện quận, huyện và TP. Thủ Đức, cùng 69 bệnh viện ngoài công lập. Ngoài ra, hệ thống y tế còn có 310 trạm y tế và hơn 7.000 phòng khám tư nhân.

>> Hai bệnh viện quy mô bậc nhất miền Bắc vẫn chưa chốt thời điểm đi vào hoạt động sau gần 1 thập kỷ 'bỏ hoang'

Hai bệnh viện quy mô bậc nhất miền Bắc vẫn chưa chốt thời điểm đi vào hoạt động sau gần 1 thập kỷ 'bỏ hoang'

Bộ trưởng Y tế nói về đề nghị đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 vào hoạt động

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-pho-dong-dan-nhat-viet-nam-xay-benh-vien-chong-dot-quy-tuong-lai-la-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-khu-vuc-asean-d135018.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thành phố đông dân nhất Việt Nam xây bệnh viện chống đột quỵ, tương lai là trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN
    POWERED BY ONECMS & INTECH