'Thành phố dưới lòng đất' duy nhất Việt Nam sẽ được trình UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 2027

28-02-2024 14:52|Quỳnh Châu

Nơi đây có cấu trúc độc đáo, được tạo dựng kiên cố, tinh vi, phức tạp, bí ẩn trong lòng đất, thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Cách trung tâm TP. HCM khoảng 70km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là một "kỳ quan" độc đáo có một không hai, được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất”. Địa đạo là một trong những công trình phòng thủ dưới lòng đất được nhân dân cả nước và thế giới biết đến như là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi gây ấn tượng với du khách bởi hệ thống đường ngầm phức tạp dưới lòng đất

(TyGiaMoi.com) - Địa đạo Củ Chi gây ấn tượng với du khách bởi hệ thống đường ngầm phức tạp dưới lòng đất

Công trình đã được Thủ tướng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015. Đến năm 2020, UBND TP. HCM đã giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao, đơn vị đã phối hợp với Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, UBND huyện Củ Chi hoàn thành báo cáo tóm tắt di sản địa đạo và chuyển đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Như vậy, tiến độ hồ sơ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới đã hoàn thành giai đoạn 1.

Trong đó, bản báo cáo đã xác định 2 tiêu chí trên tổng số 10 tiêu chí của UNESCO để xác định giá trị nổi bật toàn cầu của di tích này là tiêu chí (IV) và tiêu chí (V).

Một đoạn địa đạo Củ Chi trên bản đồ số 3D/360. Ảnh: Hà Nội Mới

(TyGiaMoi.com) - Một đoạn địa đạo Củ Chi trên bản đồ số 3D/360. Ảnh: Hà Nội Mới

Theo tiêu chí IV, di tích là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Theo báo cáo tóm tắt, Địa đạo Củ Chi có cấu trúc độc đáo, được tạo dựng kiên cố, tinh vi, phức tạp, bí ẩn trong lòng đất, thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình ngầm vĩ đại nhất của Việt Nam thế kỷ XX, là minh chứng thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của người dân Việt Nam và đó cũng là khát vọng chung của các dân tộc trên toàn thế giới.

Theo tiêu chí V, di tích là một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hóa, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ tổn thương do ảnh hưởng của những thay đổi không thể đảo ngược.

Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam

(TyGiaMoi.com) - Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam

Đối với tiêu chí này, Địa đạo Củ Chi là một ví dụ điển hình, minh chứng sáng tạo trong việc lợi dụng địa hình, điều kiện địa chất, địa mạo, môi trường tự nhiên (đồi gò, rừng rậm, gần sông, rạch). Đặc biệt, chất đất Củ Chi khô ráo, cứng chắc, rất thuận lợi để tạo nên công trình kiến trúc địa đạo với những đường hầm dài, kiên cố trong lòng đất, phục vụ mục đích ẩn náu, cư trú, phòng thủ và chiến đấu.

Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM cho biết, sau khi nhận được ý kiến thống nhất của các cơ quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho phép phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đăng ký với Trung tâm Di sản thế giới UNESCO đưa di tích Địa đạo Củ Chi vào danh sách đề cử Dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới.

Nếu hồ sơ được Thủ tướng thông qua, công việc nghiên cứu, xây dựng hồ sơ di sản sẽ triển khai giai đoạn 2, tiến độ từ 4-5 năm. Như vậy, dự kiến đến năm 2027, UBND TP. HCM sẽ hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Thủ tướng quyết định việc đề nghị UNESCO xem xét đưa di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi vào danh mục Di sản thế giới.

Một du khách nước ngoài tham quan địa đạo Củ Chi trên thực địa. Ảnh: Hà Nội Mới

(TyGiaMoi.com) - Một du khách nước ngoài tham quan địa đạo Củ Chi trên thực địa. Ảnh: Hà Nội Mới

Địa đạo Củ Chi bao gồm một hệ thống nhiều địa đạo khác nhau nằm trong hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An thuộc huyện Củ Chi. Ban đầu, địa đạo chỉ là những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí, che giấu lực lượng kháng chiến, liên lạc, hỗ trợ thông tin. Mỗi làng làm một địa đạo riêng, về sau do nhu cầu đi lại, liên lạc giữa các làng xã, hệ thống hầm đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp.

Đường vào khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (1961-1972)

(TyGiaMoi.com) - Đường vào khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (1961-1972)

Đến năm 1965, đã có khoảng 200km địa đạo được đào và 500km chiến hào giao thông xung quanh. Địa đạo lúc này đã được định hình một cách bài bản và khoa học với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m, tầng dưới cùng sâu 8-12m với nhiều đường hầm lớn nhỏ, nhiều khu vực được phân chia tùy theo chức năng khác nhau như phòng ăn, phòng họp, phòng cứu thương, phòng chiếu phim, giếng nước nhà bếp với loại bếp Hoàng Cầm (bếp nấu giấu khói), lối thoát hiểm thông ra sông Sài Gòn… cùng với hệ thống thông hơi lên mặt đất được nguy trang một cách bí mật và khoa học.

>> "Thành phố dưới lòng đất" duy nhất Việt Nam: Xây dựng liên tục 22 năm, bên trong siêu chằng chịt, báo nước ngoài ca ngợi "kỳ thú bậc nhất thế giới"

Độc đáo ngôi chùa gỗ dựng trên vách núi không sử dụng đinh để xây nhưng vẫn vững chãi hàng nghìn năm, là Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Quần thể 10.000 lăng mộ cổ được ví như khu dinh thự ngầm trong lòng đất, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-pho-duoi-long-dat-duy-nhat-viet-nam-se-duoc-trinh-unesco-cong-nhan-di-san-the-gioi-vao-nam-2027-d116962.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    'Thành phố dưới lòng đất' duy nhất Việt Nam sẽ được trình UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 2027
    POWERED BY ONECMS & INTECH