Thị trường

Thị trường kim loại công nghiệp đang 'chao đảo'

Trúc Lâm 18/02/2025 05:22

Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, Bắc Kinh có thể buộc phải tung ra các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ ngành sản xuất, giúp hạn chế đà giảm giá của nhôm và các kim loại công nghiệp khác.

Thị trường kim loại công nghiệp đang trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ. Tổng thống Trump vừa thông báo kế hoạch áp thuế 25% đối với toàn bộ thép và nhôm nhập khẩu, khiến giá cả biến động mạnh.

Biến động giá kim loại công nghiệp từ đầu năm

>> Một mặt hàng thiết yếu nhập khẩu từ Mỹ tăng 64% nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ nhập khẩu 50% nhôm từ nước ngoài, chủ yếu từ Canada (58%) và UAE (6%). Với thép, Mỹ sản xuất 79,5 triệu tấn vào năm 2024 nhưng vẫn phải nhập khẩu 28,9 triệu tấn, chiếm 25% nhu cầu trong nước, chủ yếu từ Canada, Brazil, Mexico và Hàn Quốc. Ngành công nghiệp ô tô và sản xuất Mỹ dự kiến sẽ chịu chi phí tăng cao nếu mức thuế này được thực thi, gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Trước đây, vào năm 2018, chính quyền Trump cũng từng áp thuế 10% với nhôm và 25% với thép, giá nhôm Midwest chênh lệch mạnh so với các khu vực khác. Đến năm 2019, Mỹ đã gỡ bỏ thuế với Canada và Mexico sau khi đạt được hiệp định thương mại tự do mới.

Khi chính quyền Biden tăng thuế lên 25% vào tháng 8/2024, giá nhôm trên sàn LME đã tăng gần 9% chỉ trong một tháng. Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhôm, nên nếu thuế mới có hiệu lực, giá nhôm nội địa sẽ tiếp tục tăng, kéo theo chi phí sản xuất cao hơn. Từ sau khi Trump đắc cử, giá nhôm khu vực Midwest đã tăng hơn 30%, đẩy giá nhôm tham chiếu toàn cầu lên cao hơn. Tuy nhiên, nếu giá kim loại tăng quá mạnh, nhu cầu tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng.

Thị trường kim loại công nghiệp đang 'chao đảo'
Khi chính quyền Biden tăng thuế lên 25% vào tháng 8/2024, giá nhôm trên sàn LME đã tăng gần 9% chỉ trong một tháng

Dù thuế quan có thể thúc đẩy giá nhôm trong ngắn hạn nhưng mức thuế cao có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát duy trì ở mức cao và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải trì hoãn cắt giảm lãi suất. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngành xây dựng, làm giảm nhu cầu tiêu thụ kim loại công nghiệp.

Trong khi đó, thương mại nhôm toàn cầu cũng có thể thay đổi. Canada có thể chuyển hướng xuất khẩu sang châu Âu, nơi được hưởng ưu đãi thuế, làm giảm giá nhôm tại khu vực này. Với Trung Quốc, tác động từ thuế mới không quá lớn do quốc gia này chỉ chiếm 4% lượng nhôm nhập khẩu vào Mỹ, và các rào cản thương mại trước đây đã khiến xuất khẩu nhôm Trung Quốc giảm mạnh.

Nhìn chung, triển vọng thị trường kim loại công nghiệp phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, Bắc Kinh có thể buộc phải tung ra các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ ngành sản xuất, giúp hạn chế đà giảm giá của nhôm và các kim loại công nghiệp khác.

>> Gạo xuất khẩu rớt giá kỷ lục, giá trong siêu thị và đại lý vẫn 'neo' cao

Nhu cầu trú ẩn gia tăng đẩy giá vàng lên cao, kim loại quý hiếm này được dự báo sẽ đạt mốc 3.000 USD/ounce vào cuối năm nay

Không phải vàng, đây mới là kim loại quý được kỳ vọng có thể trở thành ngôi sao đầu tư năm 2025 với tiềm năng tăng 40-60%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-kim-loai-cong-nghiep-dang-chao-dao-276981.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thị trường kim loại công nghiệp đang 'chao đảo'
    POWERED BY ONECMS & INTECH