Thủ tướng: Việt Nam quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính , Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Tại phiên họp, các báo cáo và ý kiến nhận định rằng Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Hiện tại, Việt Nam đang tham gia vào các công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị ngành này, bao gồm thiết kế, kiểm thử, đóng gói vi mạch, sản xuất thiết bị và nguyên liệu liên quan đến bán dẫn.
Việt Nam hiện có hơn 50 doanh nghiệp thiết kế vi mạch với đội ngũ hơn 6.000 kỹ sư; 7 nhà máy đóng gói, kiểm thử với khoảng 6.000 kỹ sư và hơn 10.000 kỹ thuật viên; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị và nguyên liệu cho ngành bán dẫn đã bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, lĩnh vực này đang thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài với 174 dự án FDI và tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
>> Intel, Ampere, Marvell cùng loạt 'ông lớn' bán dẫn Hoa Kỳ 'đổ bộ' Việt Nam 
Phát biểu tại kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp thu đầy đủ, hợp lý các ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo và các đại biểu, sớm hoàn thiện, ban hành thông báo kết luận phiên họp để thống nhất triển khai.
Việt Nam có nhiều lợi thế chiến lược để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Những lợi thế này bao gồm trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới, vị trí địa lý thuận lợi, cùng nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng với dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao. Việt Nam hiện xếp hạng 44/133 nền kinh tế toàn cầu về đổi mới sáng tạo, một chỉ số cho thấy tiềm lực mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra về vị trí, nước ta đang nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Thủ tướng khẳng định, phát triển công nghiệp bán dẫn không chỉ là một nhu cầu tất yếu mà còn là một đột phá chiến lược và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đây là việc cần làm, phải làm và quyết tâm thực hiện bằng được. Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chung tay từ cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ và tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế.
Ngành bán dẫn Trung Quốc chứng kiến thành tựu ấn tượng bất chấp khó khăn 
Đào tạo nhân lực xuất sắc để dẫn dắt ngành bán dẫn toàn cầu