Thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo

14-04-2022 14:55|Nam An

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) mới đây đã ra quyết định ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo.

Theo đó, phát triển nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo dùng chung trong một số ngành, lĩnh vực trọng điểm nhằm mục đích giúp tự động hóa quy trình, tiết kiệm nhân công, tăng cường năng suất công việc và chất lượng dịch vụ.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là phát triển các nền tảng trợ lý ảo phục vụ các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân; khách du lịch và người học.

Đồng thời, đưa trợ lý ảo trở nên phổ biến với công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước và phục vụ nhu cầu cơ bản tra cứu, tìm kiếm thông tin của người dân.

Nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo phải đáp ứng nhu cầu hỏi đáp, tra cứu, tìm kiếm thông tin trong cơ quan nhà nước và của người dân; đáp ứng các tiêu chí cơ bản của các nền tảng số quốc gia mà Bộ TT&TT ban hành.

Nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ chức năng liên tục bổ sung tri thức từ nhiều nguồn khác nhau để trở nên thông minh hơn, hỏi đáp tốt hơn. Trợ lý ảo có khả năng hỏi – đáp theo hội thoại, trả lời các câu hỏi liên tiếp có nội dung liên quan đến nhau.

Phạm vi triển khai trợ lý ảo

Đối với trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước: Xây dựng và triển khai tại một số Bộ phục vụ nhu cầu hỏi đáp của công chức, viên chức, người lao động về các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ.

Đối với trợ lý ảo cho người dân: Xây dựng và triển khai trợ lý ảo cho người dân để hỗ trợ hỏi đáp về một số quy trình, thủ tục, dịch vụ công mà người dân quan tâm.

Đối với trợ lý ảo cho khách du lịch: Xây dựng và triển khai trợ lý ảo phục vụ tra cứu, tìm kiếm thông tin về du lịch như hỏi đáp về danh lam thắng cảnh, các địa điểm vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn và các thông tin khác theo nhu cầu của du khách.

Đối với trợ lý ảo cho người học: Triển khai trợ lý ảo hỏi đáp các tri thức chung về địa lý, lịch sử... và một số kiến thức chuyên sâu theo một số ngành, lĩnh vực cụ thể.

Quyết định nêu rõ, việc thúc đẩy sử dụng nền tảng số trợ lý ảo nhằm góp phần nâng cao mặt bằng tri thức của người Việt, lưu giữ tri thức của người Việt, đồng thời mở ra một không gian mới cho phát triển kinh tế số.

Hiện nay, theo Gartner (Công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới), chỉ có 2% công chức văn phòng sử dụng trợ lý ảo. Đến năm 2025 dự báo đạt 50%.

Thị trường trợ lý ảo toàn cầu ước tính vào khoảng 3,5 tỷ USD năm 2021, 44 tỷ USD năm 2027. Việc phát triển nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Quyết định giao nhiệm vụ cho Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) là đơn vị thực hiện điều phối chung triển khai Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia; Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam là cơ quan đầu mối thúc đẩy phát triển nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo.

Phó Thủ tướng: Bộ TT&TT cần tích cực đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số

Sáp nhập Bộ KH&CN với Bộ TT&TT thành một Bộ rất quan trọng

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thuc-day-phat-trien-va-su-dung-nen-tang-so-quoc-gia-ve-tro-ly-ao-124683.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về trợ lý ảo
    POWERED BY ONECMS & INTECH