Bất động sản

Thực hư ngôi làng tái định cư kiên cố khang trang nhưng chỉ 1 hộ dân đến ở do lời đồn “có ma”

Ngọc Trà 02/11/2023 07:00

Hơn 10 năm trôi qua, làng tái định cư Măng Rao (Đắk Pét, Đắk Glei, Kon Tum) dù được chính quyền xây dựng 64 ngôi nhà để hỗ trợ tai nạn lũ cuốn của làng dân tộc Giẻ Triêng, nhưng chỉ còn 1 hộ ở lại nơi này.

Xây làng tái định cư nhưng dân không chịu định cư

Hiện tại, 64 căn nhà rêu phong phủ kín, xuống cấp trầm trọng bởi thời gian dài không có người ở. Chỉ có một hộ gia đình duy nhất ngụ tại làng là gia đình chị Y Nhung (sinh năm 1992) và anh A Nhong (sinh năm 1987) với 1 con nhỏ 2 tháng tuổi.

Empty

Được biết, vào năm 2009, trận bão lũ khủng khiếp tại địa bàn huyện Đắk Glei, làng Đắk Đoát nằm bên dòng Pô Kô, xã Đắk Pét ngập chìm trong biển nước khiến hàng trăm hộ dân phải tìm nơi lánh nạn.

Trận lũ đi qua, cuốn trôi nhà cửa, gia súc cùng những vật dụng thiết yếu khiến cho cuộc sống của hàng chục hộ gia đình chìm trong khó khăn. Trước hoàn cảnh ấy, chính quyền tỉnh Kon Tum đã đưa ra giải pháp giúp người dân trở lại cuộc sống thường nhật và an toàn hơn. Huyện Đắk Glei đã tìm kiếm khu đất có vị trí địa lý phù hợp và lên kế hoạch xây dựng làng tái định cư tại thôn Măng Rao với 64 ngôi nhà cấp 4 kiên cố.

Dự án làng tái định cư được đưa vào thi công năm 2010 với tổng mức đầu tư 16 tỷ đồng trên diện tích đất rộng gần 2ha, gần trụ sở UBND xã Đắk Pét, cách ngôi làng cũ khoảng 7km. Những ngôi nhà bê tông được xây dựng kiên cố với đường điện, nước sạch và vị trí “đắc địa” gần trường học, trung tâm y tế để người dân ổn định cuộc sống và không bị ảnh hưởng khi xảy ra lũ quét.

Sau thời gian 2 năm thi công, năm 2012, dự án hoàn thiện và bắt đầu đi vào sử dụng. Chính quyền vận động người dân di dời khu dân cư để về nơi ở mới. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn khi nhận nhà, các hộ gia đình liên tục rời bỏ làng để trở về với vị trí nhà bên dòng sông tiềm ẩn đầy nguy hiểm.

Tin đồn “có ma” và nỗ lực của chính quyền

Ông Nguyễn Khắc Tụ, Phó chủ tịch UBND xã Đắk Pét cho hay, ban đầu các hộ gia đình có dọn về ở, nhưng về sau họ lấy lí do nơi này xa khu làng cũ, nơi có đất đai, ruộng nương canh tác từ lâu. Mặc dù nơi ở cũ cách chỉ tầm 6-7 km, bà con vẫn “vịn” lí do rời đi để tiện làm nương rẫy. Cán bộ đã thuyết phục bằng nhiều hình thức nhưng không có kết quả.

Empty
Hiện trạng “hoang tàn” của làng tái định cư bị người dân bỏ không hơn 10 năm qua.

Anh A Nhong nói: "Tôi thấy khu tái định cư bỏ hoang hơn 10 năm nay rất lãng phí. Nhưng nó ở cách ra xa rẫy của dân quá nên không ai ở. Hiện nay, làng cũ nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, thiên tai khi mưa bão nên tôi đến khu tái định cư để sinh sống. Tôi cũng mong chính quyền địa phương có những phương án đảm bảo nước sạch, đất sản xuất gần với khu tái định cư để bà con được an cư, lạc nghiệp".

Tuy nhiên, theo chị Nhung, lý do người này nối tiếp người kia rời đi vì họ bảo làng này "có ma" nên không ai dám ở. Chị chia sẻ, do chồng hay đi lái xe đường dài, nên nhiều lúc chị cũng thấy sợ vì tin đồn thất thiệt đó. Hiện trạng những ngôi nhà hoang có tin đồn là do người dân bỏ đi nên khu làng không có ai chăm sóc nên cơ sở vật chất bị xuống cấp trầm trọng. Hơn thế nữa, khi rời làng tái định cư để trở về nơi ở cũ, bà con đã đục tường, dỡ hết các tài sản của những ngôi nhà như mái tôn, cửa sổ, cửa chính để mang đi.

Bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei cũng nhận định: "Người dân về khu tái định cư ở được thời gian ngắn rồi dọn đi. Khó để giữ chân người dân vì khu sản xuất và không gian văn hóa của đồng bào đã ăn sâu vào tâm thức".

Hiện nay, huyện Đắk Glei cũng đã khảo sát và có kiến nghị với lãnh đạo tỉnh về việc mở rộng các đối tượng hưởng thụ những điểm tái định cư. Điển hình tại xã Đắk Pét, theo khảo sát của địa phương, có khoảng 65 hộ gia đình mong muốn được tái định cư. Các hộ dân này hiện đang ngụ tại dọc dòng sông Pô Kô, nơi xảy ra nhiều trận lũ quét gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của người dân. "Chúng tôi đã đề xuất với tỉnh để xin chủ trương mở rộng đối tượng để khu tái định cư Đắk Đoát phát huy hiệu quả và không lãng phí", bà Thanh nói.

Empty

Lãnh đạo chính quyền đến thăm hỏi và động viên gia đình chị Y Nhung.

Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, vừa qua, lãnh đạo cùng đoàn công tác của tỉnh đã khảo sát hiện trạng của ngôi làng. UBND tỉnh đã có quyết định giao cho huyện Đắk Glei đoàn công tác của tỉnh đã đến kiểm tra ngôi làng. UBND tỉnh giao cho huyện Đắk Glei phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhanh chóng quá trình rà soát và đánh giá toàn bộ dự án khu tái định cư Măng Rao. Sau đó, đưa ý kiến tham mưu và đề xuất với tỉnh để có giải pháp và ý kiến chỉ đạo về mục đích sử dụng dự án hiệu quả và tránh lãng phí.

Oái oăm ngôi nhà nằm hiên ngang giữa con đường 1.900 tỷ tại Phú Thọ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thuc-hu-ngoi-lang-tai-dinh-cu-10-nam-kien-co-khang-trang-nhung-chi-1-ho-dan-den-o-do-loi-don-co-ma-d110779.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thực hư ngôi làng tái định cư kiên cố khang trang nhưng chỉ 1 hộ dân đến ở do lời đồn “có ma”
    POWERED BY ONECMS & INTECH