Tiêu dùng nội địa – trụ cột chiến lược của tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nội lực kinh tế Việt Nam đang được củng cố, tạo cơ sở để thị trường tái định vị nhóm cổ phiếu nền tảng bền vững, đặc biệt là doanh nghiệp gắn liền với phục vụ nhu cầu nội địa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất kể từ sau khủng hoảng châu Á. Phiên 10/4 khép lại với sắc tím phủ kín bảng điện: VN-Index tăng gần 73 điểm (+6,6%) lên 1.168 điểm; VN30 tăng kịch trần với toàn bộ 30/30 mã đồng loạt tăng hết biên độ. Tổng cộng 531 mã tăng trần trên cả ba sàn – một trạng thái hiếm gặp ngay cả trong những chu kỳ tăng trưởng mạnh nhất.
Tuy nhiên, cú tăng sốc của thị trường không đến từ cảm xúc hay hiệu ứng FOMO nhất thời. Đằng sau phiên tăng điểm kỷ lục là những “sóng ngầm” đang lặng lẽ hình thành: Từ nền tảng nội lực kinh tế đang dần củng cố, đến định hướng chính sách vĩ mô nhất quán và niềm tin thị trường được khơi thông.
Tiêu dùng nội địa – trụ cột tăng trưởng kinh tế
Động lực rõ rệt nhất đến từ thông tin Mỹ tạm hoãn áp mức thuế đối ứng tối đa 46% lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam trong 90 ngày – một diễn biến mang tính tháo gỡ tâm lý giữa bối cảnh nhà đầu tư vừa trải qua chuỗi phiên điều chỉnh. Nhưng quan trọng hơn, thị trường phản ứng không chỉ với một thông tin tức thời, mà với cách Việt Nam đang chủ động điều phối quan hệ thương mại.
Song song với động thái tạm hoãn của Mỹ, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ, cho thấy lạm phát vẫn được kiểm soát và sức cầu nội địa đang phục hồi tích cực. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, khả năng giữ ổn định giá cả và kích thích tiêu dùng là hai yếu tố then chốt giúp Việt Nam duy trì nền tảng vĩ mô vững chắc.
Và quan trọng hơn cả, Chính phủ vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 8% – một thông điệp cứng rắn về định hướng phát triển dựa trên nội lực, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu hay đầu tư nước ngoài. Trong ba trụ cột tăng trưởng (đầu tư công, xuất khẩu, tiêu dùng), tiêu dùng nội địa tiếp tục được xác định là trung tâm, là “cầu nối” giữa năng lực sản xuất và năng lực hấp thụ thị trường trong nước.
![]() |
Cổ phiếu ngành tiêu dùng – bán lẻ nổi lên như một lựa chọn chiến lược |
>> Chính sách thuế của Mỹ tạo áp lực lên thị trường, loạt doanh nghiệp Việt lên phương án ứng phó
Cổ phiếu Masan dậy sóng, trở thành tâm điểm thị trường
Những tín hiệu đồng thuận từ cả yếu tố đối ngoại lẫn nội tại đã tạo điều kiện để dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, đặc biệt là vào nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và hưởng lợi trực tiếp từ sự phục hồi của nhu cầu nội địa. Trong đó, cổ phiếu ngành tiêu dùng – bán lẻ nổi lên như một lựa chọn chiến lược.
Không chỉ nằm trong vùng hưởng lợi chính sách, nhóm cổ phiếu này còn sở hữu đặc điểm mà nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm: Cấu trúc thị phần rõ ràng, biên lợi nhuận ổn định, và khả năng tăng trưởng trong điều kiện thị trường nội địa mở rộng. Việc cổ phiếu tiêu dùng đồng loạt bật tăng trong phiên 10/4 không chỉ là phản ứng kỹ thuật, mà là sự tái định giá dựa trên kỳ vọng thực chất.
Trường hợp của Masan là một ví dụ điển hình. Ngày 10/4, cổ phiếu MSN tăng kịch trần lên 53.800 đồng/cp (+6,96%), trong khi các mã thành viên như MCH tăng 13,26% lên 129.000 đồng/cp, MSR tăng 7,05% lên 18.200 đồng/cp. Sự đồng thuận tăng giá của toàn bộ hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ phản ánh rõ niềm tin thị trường vào chiến lược của doanh nghiệp.
Đáng chú ý, diễn biến giá cổ phiếu đang phản ánh những tín hiệu khả quan từ kết quả kinh doanh quý I/2025. Theo báo cáo cập nhật của VCBS, doanh thu quý I/2025 của Masan ước đạt 19.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 900 tỷ đồng – tăng trưởng đến 87% nhờ sự hồi phục đồng đều từ các mảng hoạt động. Đặc biệt, MCH đang tái cấu trúc theo hướng sản phẩm tiêu dùng cao cấp có biên lợi nhuận gộp cao hơn 10–15%, WCM dự kiến lãi ròng 400 tỷ đồng trong năm nay, cùng kế hoạch mở thêm 400–700 cửa hàng mới.
Ngoài ra, điều khiến hệ sinh thái Masan trở nên hấp dẫn với dòng tiền chiến lược còn nằm ở khả năng lãnh đạo tài tình của bộ máy đứng đầu. Không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch HĐQT Masan – ông Nguyễn Đăng Quang đã khẳng định trong thư gửi cổ đông rằng “mức thuế quan được đề xuất từ Mỹ sẽ có tác động rất hạn chế đến hoạt động kinh doanh của Masan”. Thị trường Mỹ hiện chỉ chiếm dưới 1% doanh thu Masan Consumer, trong khi các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như vật liệu công nghệ cao không nằm trong diện chịu thuế. Thông điệp “Ngại khó không phải là DNA của người Masan” cũng phản ánh tinh thần sẵn sàng ứng biến linh hoạt của doanh nghiệp trong môi trường nhiều biến động.
>> Masan, PV GAS, PV Power, Petrolimex ký hàng loạt hợp đồng 'khủng' với đối tác Mỹ
Masan (MSN) báo lãi quý IV gấp 14 lần cùng kỳ lên 691 tỷ đồng, hoàn thành 200% kế hoạch năm
Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vừa chi 600 tỷ mua cổ phiếu Masan (MSN)