Tỉnh miền Tây có gần 2 triệu dân công bố hạn nặng, thiếu nước khẩn cấp

07-04-2024 15:22|Linh Chi

Suốt nửa tháng qua, hàng chục nghìn người dân thiếu nước sạch để sử dụng, tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng.

Tiền Giang là tỉnh ven biển miền Tây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thống kê năm 2021, Tiền Giang có diện tích 2.510,60 km², dân số là 1,7 triệu người.

Ngày 12/2, ông Nguyễn Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang - cho biết độ mặn 0,7g/l đã xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50km và đến cầu Trường Chính trị thuộc TP Mỹ Tho.

Khi thời tiết ngày càng thay đổi theo hướng không mấy tích cực, tình trạng xâm nhập mặn tại Tiền Giang ngày càng nghiêm trọng. Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình trạng hặn mặn nghiêm trọng, thiếu nước sinh hoạt trong suốt nửa tháng qua.

Cống Rạch Gầm (huyện Châu Thành) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô tới. Ảnh: Báo Nhân dân.

(TyGiaMoi.com) - Cống Rạch Gầm (huyện Châu Thành) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô tới. Ảnh: Báo Nhân dân.

Huyện Tân Phú Đông có 44.000 người dân sử dụng nước máy với nhu cầu hơn 10.000m3 một ngày đêm. Tuy nhiên nguồn nước máy lẫn nguồn nước tự cung cấp của người dân chỉ đạt khoảng 8.000m3, thiếu khoảng 2.000m3. Địa phương này đang đề xuất tỉnh vận chuyển nước ngọt thô bằng sà lan bơm vào các ao quy mô trên địa bàn để đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân.

Hiện nay, Tiền Giang đã mở hơn 60 vòi công cộng cấp nước miễn phí. Nhiều tổ chức, cá nhân cũng dùng sà lan, xe bồn chở nước phát miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp giải quyết tạm thời, không thể xử lý dứt điểm tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định năm nay, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn nhiều năm trước nhưng không gay gắt bằng năm 2015-2016 và 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn đỉnh điểm sẽ vào tháng 4, 5 (8-13/4, 22-28/4, 7-11/5). Tình trạng hạn mặn sẽ khiến khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, 20.000ha lúa đông xuân gieo sạ bị thiếu nước.

Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 khiến 10 trong số 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long phải công bố tình trạng khẩn cấp. Thời tiết khô hạn khiến 160.000ha đất nhiễm mặn, thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.

Năm 2020, hạn mặn cũng khiến 43.000ha lúa bị thiệt hại, 80.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt, 6 tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng để hỗ trợ 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với tình hình.

Theo Nghị định 66/2021 của Chính phủ, tình huống khẩn cấp về thiên tai là tình trạng thiên tai đã hoặc đang xảy ra gây nguy hại trực tiếp an toàn tính mạng, sức khỏe của nhiều người và các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng đang sử dụng. Tình huống khẩn cấp được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền như Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Sau khi công bố tình trạng khẩn cấp, các đơn vị liên quan phải triển khai các biện pháp ứng phó để ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Nhu yếu phẩm, nước sạch sẽ được cấp phát miễn phí cho người dân khu vực bị ảnh hưởng.

>>Tỉnh lớn nhất Việt Nam sẽ xây thêm nhà ga, đường băng để 'lên đời' sân bay duy nhất của tỉnh

Cung đèo 50km phủ 'biển mây' trên quốc lộ 24: Cao trên 1.300m với đường vách quanh co, là điểm phân chia thời tiết giữa Đông - Tây Trường Sơn

Chi 2.800 tỷ mở rộng đường dẫn vào hồ nước ngọt quý trên thế giới cần được bảo vệ tại Việt Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-mien-tay-co-gan-2-trieu-dan-cong-bo-han-nang-thieu-nuoc-khan-cap-d119795.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh miền Tây có gần 2 triệu dân công bố hạn nặng, thiếu nước khẩn cấp
    POWERED BY ONECMS & INTECH