Tỉnh miền Trung được xem như "Việt Nam thu nhỏ" với diện tích hơn 11.000 km2 có rừng, có biển, vừa được chấp thuận đầu tư 3.500 tỷ đồng phát triển hạ tầng kết nối
Tỉnh thành này còn được Bác Hồ căn dặn phải trở thành tỉnh thành "kiểu mẫu", vì người đông, đất rộng, của nhiều.
Thủ tướng chấp thuận đầu tư 3.500 tỷ đồng phát triển hạ tầng kết nối với Tây Bắc
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính  và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa  về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đến nay và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Báo cáo của tỉnh Thanh Hóa cho biết, quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 279.074 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ.
Liên quan tới một số dự án giao thông , Thủ tướng đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng Cảng hàng không Thọ Xuân theo phương thức PPP; giao Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn.
Thủ tướng cũng đồng ý về chủ trương đầu tư tuyến đường giao thông nối đường Hồ Chí Minh (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) với Quốc lộ 6 (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), có ý nghĩa chiến lược kết nối Thanh Hóa và các tỉnh Tây Bắc, dài khoảng 89 km với tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng, trên tinh thần là khẩn trương triển khai các thủ tục để triển khai sớm.
Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý đầu tư dự án nạo vét luồng tàu vào cảng Nghi Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, ngày 20/2/1947, Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Người đã căn dặn: "Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh 'kiểu mẫu' và khẳng định niềm tin: Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt".
"Việt Nam thu nhỏ" của miền Trung
Tại buổi làm việc các đại biểu cũng dành nhiều thời gian phân tích về những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Theo đó, Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ, là một tỉnh lớn với diện tích đứng thứ 5 (11.120 km2, sau Nghệ An, Gia Lai, Sơn La, Đắk Lắk) và dân số đứng thứ 3 (3,74 triệu người, chỉ sau sau Hà Nội và TPHCM) của cả nước.
Thanh Hóa được xem như là một "Việt Nam thu nhỏ", có đầy đủ miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới; có nhiều tài nguyên khoáng sản; có 102 km bờ biển, 213 km đường biên giới với nước bạn Lào; có 27 huyện, thị xã, thành phố (2 thành phố, 2 thị xã, 23 huyện), 559 xã, phường, thị trấn. Riêng khu vực miền núi có 11 huyện, 175 xã, thị trấn, diện tích gần 8.000 km2 (2/3 diện tích cả tỉnh), dân số trên 1,1 triệu người; có 16 xã biên giới, 701.000 người dân tộc thiểu số.
Thanh Hóa cũng có tiềm năng về du lịch  lớn với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, có những di tích lịch sử  và danh thắng nổi tiếng (Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Di tích thành Nhà Hồ; bãi biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến; Vườn quốc gia Bến En; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; suối cá thần Cẩm Lương, …). Có 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú từ bao đời đoàn kết bên nhau cùng chung sống, bức khảm tộc người đó ở tỉnh Thanh làm phong phú thêm sắc màu cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nổi tiếng với bãi biển Sầm Sơn song mấy ai biết, Thanh Hóa vẫn còn rất nhiều điểm check-in đẹp “thần sầu” khác chẳng thể nào bỏ qua. Không chỉ sở hữu các danh thắng lịch sử nổi tiếng, đất Thanh Hóa cũng là nơi thổ nhưỡng tươi đẹp, được thiên nhiên phú cho đa dạng cảnh quan hang động, núi rừng - thung lũng, bờ biển đông ấm - hạ mát,... rất tuyệt vời.
Vì vậy nếu muốn tìm một nơi “tránh nóng” có đủ cả non nước, hãy chọn đến các địa điểm du lịch Thanh Hóa khám phá.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Pù Luông là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên  nhiệt đới lớn nhất nước ta với diện tích 17.600ha. Dù cách khá xa trung tâm thành phố náo nhiệt song, với cảnh sắc và không khí se lạnh đẹp không thua kém vùng Tây Bắc hoang dã nào, các tín đồ vi vu vẫn tấp nập đến Pù Luông mỗi ngày.
Khu bảo tồn này nằm trên độ cao 1700m so với mực nước biển, vì vậy nhiệt độ của Pù Luông quanh năm khá mát mẻ - dưới 30 độ C. Bạn có thể chọn đến đây vào tháng 5 - tháng 6, khi lúa mới vào vụ để cảm nhận hương sắc xanh ngát của cánh đồng nằm giữa triền núi. Hoặc hãy sắp xếp đi vào tháng 9 - tháng 10 để check-in ruộng bậc thang vàng óng lung linh như Tây Bắc.
Suối cá thần Cẩm Lương
Nếu chuyến đi của bạn là vào cuối hoặc đầu năm, hãy book vé máy bay đi Thanh Hoá để đến ngay suối cá thần Cẩm Lương. Đây là một trong những địa điểm tự nhiên nhuốm màu tâm linh được người dân xứ Thanh cực kỳ quan tâm.
Đoạn suối này nằm ở thôn Lương Ngọc, lẩn trong rừng cây xanh ngát và các nếp nhà sàn đơn sơ. Dù chỉ dài khoảng 100m song, có rất nhiều cá kích thước lớn sinh sống tại dòng suối này. Chúng thường bơi theo đàn về cùng một hướng, ngửa bụng lên phơi nắng dưới ánh mặt trời, tạo thành cảnh tượng tuyệt đẹp.
Người dân bản địa tin rằng, cá thần sẽ mang đến vận hạn cho bất cứ ai chạm tay được vào chúng. Vì vậy cứ mỗi năm vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm - tháng 2, tháng 3, có rất nhiều người đổ về suối cá thần Cẩm Lương để cầu mong một năm an vui, phát tài,...
Khu di tích Lam Kinh
Ngoài cảnh quan thiên nhiên, núi rừng Thanh Hoá cũng lưu giữ những công trình kiến trúc  vượt thời gian vô cùng giá trị, chẳng hạn như khu di tích Lam Kinh - một trong những địa điểm du lịch Thanh Hoá cấp Quốc Gia. Đây là khu thành cổ được xây dựng bởi Lê Lợi - người bắt đầu thời đại Hậu Lê hùng mạnh trong lịch sử đất Việt.
Toàn bộ khu Lam Kinh rộng đến 200m, nằm trong khu rừng rậm rạp, mát mẻ và yên tĩnh. Để bước vào khuôn viên thành, bạn sẽ phải đi qua cầu Bạch, dưới chân là dòng sông Ngọc trong vắt. Đi đến hết cầu, chúng ta sẽ bắt gặp một giếng cổ hình tròn cực rộng, nhuốm màu cổ xưa với những mảng sen bên trên. Đây chính là một trong những điểm “sống ảo" nổi danh tại Lam Kinh.
Thác Voi
Thác Voi là một trong những địa điểm du lịch Thanh Hoá có giá vào cửa rẻ nhất tỉnh này, tuy nhiên khung cảnh bên trong cực kỳ tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng mát mẻ, yên tĩnh giữa núi rừng, hãy đến ngay con thác này nhé!
Tương truyền, thác Voi là nơi đoàn tượng binh của vua Quang Trung dừng lại uống nước khi Bắc tiến. Dòng nước trong vắt, ngọt lành đã giúp các chú voi có đủ sức khỏe để tiếp tục hành quân. Vậy nên từ đó, thác có tên là thác Voi.
Thác Voi không quá cao, chia thành nhiều tầng nước trước khi đổ xuống thành một dòng suối bên dưới. Tuy vậy, các tầng nước của nó lại vô cùng đẹp. Dưới ánh nắng, các vấn nước lấp lánh và trong suốt - background check-in “thần thánh" của giới mê phượt miền Trung Bắc Bộ. Sau khi “sống ảo", bạn có thể thay quần áo và ngâm mình dưới làn nước trong vắt của suối.
Bãi Đông
Trong những ngày hè nắng chói, chẳng có nơi nào tuyệt hơn các bãi biển đẹp để “tránh nóng". Sở hữu đường biển dài, chẳng có lý nào Thanh Hoá lại vắng bóng các bãi biển đẹp. Hè này, nếu bạn đã chán Sầm Sơn nhưng chẳng biết nên check-in địa điểm du lịch Thanh Hoá nào, vậy hãy nhanh nhanh đến Bãi Đông trên đảo Nghi Sơn nhé!
Chưa có quá nhiều du khách, bãi biển này gây ấn tượng với vẻ hoang dại tự nhiên: bãi đá cuội nâu - trắng tràn ra tận mép biển, rừng phi lao lãng mạn, lều lát mái tranh đậm chất nhiệt đới trên bờ cát,... Tất cả mang đến cho Bãi Đông vẻ đẹp tuyệt vời.
Hoạt động thú vị nhất trên Bãi Đông là picnic sang chảnh với hoa quả, các loại bánh đáng yêu,... Ngoài ra, một số dân phượt cũng mang cả lều trại và thức ăn đến đây để camping ngay trên bãi cát. Đây là cách dễ dàng nhất để ngắm trọn khoảnh khắc mặt trời mọc - lặn rực rỡ trên đường chân trời Bãi Đông.
>> Miền Nam Việt Nam sắp có tỉnh du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tầm cỡ quốc tế