Vĩ mô

Tỉnh nào từng được thành lập khi sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh?

Phúc Lam 24/02/2025 14:55

Trong quá khứ, Bắc Giang và Bắc Ninh từng được sáp nhập thành một tỉnh với 14 huyện và hai thị xã.

Tỉnh Hà Bắc được thành lập năm 1962 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Trung tâm tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang. Tỉnh Hà Bắc có 14 huyện và hai thị xã.

Sau 34 năm, đến cuối năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc, tái lập thành tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Hai tỉnh mới tái lập chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1997.

Tỉnh nào từng được thành lập khi sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh?

Bắc Giang và Bắc Ninh từng được sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc - Ảnh: Tạp chí Kinh tế Môi trường

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đều ghi nhận những kết quả tích cực trong hoạt động kinh tế - xã hội.

Năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã ghi nhận những đột phá về thu hút đầu tư. Tỉnh đã liên tiếp đón nhận những sự kiện thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn như: Dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh do Goertek Vina làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 280 triệu USD; Dự án nhà máy FCPV Foxconn Bắc Ninh do Công ty Foxconn Singapore đầu tư với tổng vốn hơn 383 triệu USD;... đưa Bắc Ninh trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký đạt 4,8 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

>>‘Đất lành chim đậu’: Tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam vừa nhận tin vui ngay đầu năm

Ngoài ra, tăng trưởng công nghiệp và thương mại dịch vụ chính là nhân tố quan trọng để phục hồi tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, dù trong điều kiện hết sức khó khăn song năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành ước đạt 232,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,03% so với năm 2023. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 73 triệu đồng/người/năm, tăng 14,8% so với năm 2023.

Trong năm 2024, Bắc Giang cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực khi các ngành sản xuất tiếp tục đà phục hồi và đơn hàng mới nhóm công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao, tiếp tục trở thành động lực chính cho tăng trưởng ngành.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2024 của tỉnh Bắc Giang ước tăng 30,0%. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực có mức tăng mạnh.

Cũng giống Bắc Ninh, thu hút đầu tư của Bắc Giang cũng đạt được những kết quả khả quan với nhiều dự án đầu tư trong nước có quy mô lớn được chấp thuận nhất là dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và các dự án FDI mở rộng càng khẳng định hơn nữa Bắc Giang là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.

Tính đến hết 31/12/2024, toàn tỉnh đã thu hút được trên 2,23 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 68% so cùng kỳ. Trong đó cấp mới 29 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 20.071,71 tỷ đồng, gấp 3,7 lần; 73 dự án FDI với số vốn đăng ký 507,57 triệu USD bằng 33% cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn cho 24 dự án đầu tư trong nước, vốn bổ sung đạt 2.796,45 tỷ đồng, gấp 1,6 lần cùng kỳ và 74 dự án FDI vốn tăng thêm là 782,8 triệu USD bằng 53% cùng kỳ. Tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 11 cả nước.

>>Một thành phố của Việt Nam lọt top giàu nhất thế giới chính thức miễn học phí từ mầm non đến lớp 12

Sáp nhập tỉnh: Việt Nam còn bao nhiêu tỉnh, thành là phù hợp?

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ mới của các cơ quan Quốc hội sau hợp nhất, sáp nhập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-nao-tung-duoc-thanh-lap-khi-sap-nhap-bac-giang-va-bac-ninh-278211.html
Bài liên quan
  • Sáp nhập tỉnh, thành phố: Hướng tới tăng trưởng 2 con số
    Trao đổi với Tiền Phong về chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, nếu cứ duy trì các đơn vị hành chính cấp tỉnh nhỏ bé cả về diện tích và quy mô dân số như hiện nay sẽ dẫn đến phân tán nguồn lực, thiếu tính liên kết, gây lãng phí và không có dư địa phát triển.
  • Những tỉnh, thành nào đã từng chia tách, sáp nhập?
    Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nhìn lại từ năm 1975 đến nay, qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, đã có thời điểm Việt Nam giảm từ 72 xuống còn 38 tỉnh, thành.
  • Hợp nhất các bộ, ngành ở trung ương là tiền đề cho sáp nhập tỉnh, thành
    Qua nhiều lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính, từ năm 2008 tới nay, nước ta giữ ổn định 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đại biểu Quốc hội, việc hợp nhất các bộ, ngành, cơ quan trung ương là tiền đề quan trọng để hướng tới sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh nào từng được thành lập khi sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh?
    POWERED BY ONECMS & INTECH