Bất động sản

Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc không trong diện sáp nhập: Rộng gấp 20 lần Singapore, dành 1/3 ngân sách cho điều này

An Nhiên 01/04/2025 00:09

Giữa bối cảnh nhiều địa phương trên cả nước đang được rà soát để sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, vẫn có những tỉnh được đề xuất giữ nguyên hiện trạng bởi những đặc thù riêng biệt về địa lý, văn hóa và dân cư. Tỉnh Sơn La – một địa phương nằm ở vùng Tây Bắc là một trong số đó.

Bộ Nội vụ mới đây đã hoàn tất tờ trình và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.

Theo đề xuất trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên hiện trạng, trong đó có 2 TP trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội và TP. Huế.

Cụ thể, 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; Lâm Đồng cũng là một trong số 52 địa phương dự kiến sẽ sắp xếp đơn vị hành chính.

>> Đất nền bước vào 'sóng' tăng giá mới, khu vực nào đang được nhà đầu tư 'săn đón' nhất?

Diện tích rộng nhất miền Bắc

Sơn La có diện tích tự nhiên khoảng 14.123km2, đây là tỉnh có diện tích rộng gấp gần 20 lần Singapore (735,7km2), nơi đây có địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, nhiều khu vực biệt lập, giao thông kết nối còn khó khăn; giáp ranh với các tỉnh Yên Bái, Điện Biên và Lai Châu về phía Bắc; tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Đông; Thanh Hóa ở phía Nam.

Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc không trong diện sáp nhập: Rộng gấp 20 lần Singapore, dành 1/3 ngân sách cho điều này- Ảnh 1.
Sơn La là một trong số 11 tỉnh dự kiến không sáp nhập sau sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Internet

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1,27 triệu người (số liệu năm 2023), đứng thứ 38/63 tỉnh, thành về quy mô dân số. Mật độ dân số trung bình chỉ đạt khoảng 90 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước (gần 300 người/km2).

Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Khơ Mú…, sống rải rác tại các bản làng vùng cao, tạo nên sự đa dạng văn hóa và những yêu cầu riêng biệt trong công tác quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công.

Dành 1/3 ngân sách cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Một điểm đáng chú ý là Sơn La dành gần 1/3 tổng chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo – con số vượt trội so với nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Theo báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, năm 2023, tổng chi ngân sách địa phương của tỉnh Sơn La đạt khoảng 17.600 tỷ đồng, trong đó riêng lĩnh vực giáo dục – đào tạo chiếm hơn 5.700 tỷ đồng, tương đương 32,4%.

Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc không trong diện sáp nhập: Rộng gấp 20 lần Singapore, dành 1/3 ngân sách cho điều này- Ảnh 2.
Tỉnh Sơn La ghi dấu ấn nhờ chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch cộng đồng. Ảnh: Báo Sơn La

Tỷ lệ chi này phản ánh định hướng phát triển lâu dài của tỉnh: Đầu tư vào con người, coi giáo dục là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách vùng miền, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Trong điều kiện địa hình phức tạp, dân cư phân bố thưa thớt, việc đầu tư cho giáo dục không chỉ mang ý nghĩa phát triển mà còn là giải pháp căn cơ để giữ chân người dân, đặc biệt là thanh niên, gắn bó với quê hương.

Tiềm năng lớn từ nông nghiệp và du lịch sinh thái

Ngoài nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Sơn La còn ghi dấu ấn nhờ chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch cộng đồng. Tỉnh hiện là một trong những vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như xoài, mận hậu, nhãn, cà phê Arabica… được xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn.

Sơn La cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhờ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như Mộc Châu, đỉnh Pha Luông, hồ thủy điện Sơn La lớn nhất trên thượng lưu sông Đà, cùng bản sắc văn hóa đậm đà của cộng đồng dân tộc thiểu số.

>> Lộ diện cực tăng trưởng mới của TP. HCM: Là huyện vùng ven duy nhất giáp biển, được trợ lực bởi siêu cảng, đường sắt tốc độ cao và đô thị lấn biển tỷ đô

Thành phố có tên dài nhất Việt Nam sắp tinh gọn đơn vị hành chính, chỉ còn 3 phường

Kể từ nay, những trường hợp đất không giấy tờ này sẽ được cấp sổ đỏ

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-thuoc-vung-tay-bac-khong-trong-dien-sap-nhap-rong-gap-20-lan-singapore-danh-1-3-ngan-sach-cho-dieu-nay-202250330165253106.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc không trong diện sáp nhập: Rộng gấp 20 lần Singapore, dành 1/3 ngân sách cho điều này
    POWERED BY ONECMS & INTECH