Tiền bạc là một con dao hai lưỡi làm tổn thương mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Đối với nhiều người, tuổi già thường là thời điểm hưởng thụ cuộc sống bình yên, sum vầy bên con cháu. Tuy nhiên, đối với bà Lý (70 tuổi) ở Trung Quốc, đó lại là thời kỳ bắt đầu của những điều khốn khổ và bất hạnh.
Sự bình yên tuổi già bị phá vỡ hoàn toàn bởi một buổi gặp mặt gia đình
"Tôi là một phụ nữ sống đơn giản, chồng đã mất sớm và tôi tự mình nuôi con trai Tiểu Cương lớn lên. Không muốn con trai phải chịu đựng bất kỳ khó khăn nào, tôi đã phải vượt qua rất nhiều gian khổ và cố gắng. Bây giờ, khi con trai đã lập gia đình và khởi nghiệp, tôi cảm thấy cuối cùng cũng có thể tận hưởng sự bình yên, nhưng điều này lại không dễ dàng như thế.
Một ngày kia, Tiểu Cương - con trai tôi đã hỏi về tình hình tài chính của tôi. Mặc dù không cần phải suy nghĩ nhiều, tôi nghĩ rằng con trai lo lắng cho mình nên tôi đã trung thực kể về số tiền tiết kiệm  500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng) và số tiền lương hưu  3.000 NDT (hơn 10 triệu đồng) hàng tháng tôi nhận được. Tôi nghĩ rằng số tiền này đủ để tôi sống một cuộc sống thoải mái, thậm chí là dư dả khi về già mà không cần phụ thuộc vào con cái. Tôi cho rằng điều này là bình thường và đáng mừng, nhưng không ngờ rằng nó lại là nền tảng cho một bi kịch sắp xảy ra.
Con trai thường xuyên yêu cầu tôi chuyển tiền, thậm chí đòi chuyển tên tất cả các tài sản tôi hiện có
Từ khi biết về số tiền mà tôi có, con trai tôi thường xuyên đặt ra những yêu cầu khác nhau. Ban đầu chỉ là những khoản vay nhỏ để làm ăn. Vì tình thương mẫu tử, tôi không ngần ngại rút tiền từ tiết kiệm của mình để cho con vay.
Tuy nhiên, ít ngày tôi lại nhận được yêu cầu mới từ con trai với nhiều lý do khác nhau. Những yêu cầu ngày càng trở nên quá đáng, trong đó có việc yêu cầu sang tên toàn bộ tài sản của tôi cho con. Tuy nhiên, tôi quyết không đồng ý vì đã có quá nhiều trường hợp sau khi sở hữu toàn bộ tài sản  của cha mẹ  mà con cái lại đối xử rất tệ.
Không được đồng ý, con trai thường xuyên gọi điện gây áp lực. Thời gian đó, tôi rất sợ khi điện thoại reo lên. Nếu không thể gọi được, thì lại xảy ra tranh cãi khi trở về nhà, khiến mẹ con tôi càng thêm bất đồng.
Trong mấy tuần qua, tôi cảm thấy rất bối rối và bất lực, không hiểu tại sao con trai lại đối xử với tôi như vậy. Lẽ ra tôi không nên tiết lộ tình hình tài chính của mình, điều này đã khiến con trai tôi đòi hỏi không biết điểm dừng. Nhờ sự việc này tôi mới hiểu rõ rằng, khi đụng đến tiền bạc, mối quan hệ gia đình thậm chí còn có thể bị phá vỡ.
Vì quá buồn chán, tôi ra ngoài ngồi cho khuây khỏa thì gặp hàng xóm là bà Zhang. Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện, bà Zhang đã thông cảm và đề nghị tôi nên nhờ tới sự giúp đỡ của pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tôi đã nghe theo lời của bà Zhang và tìm tới sự giúp đỡ của Hội Người cao tuổi địa phương. Với sự giúp đỡ của họ, tôi lựa chọn về nói chuyện thẳng thắn với con trai của mình.
Cuộc trò chuyện diễn ra không mấy suôn sẻ, con trai tôi không thể hiểu nổi quyết định của tôi, thậm chí có chút tức giận. Nhưng tôi kiên quyết giữ vững lập trường của mình: Tôi sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ con trong khả năng của mình, nhưng không phải đáp ứng mọi yêu cầu vô điều kiện. Tôi cần phải giữ đủ số tiền nuôi sống bản thân những năm sau.
Người già KHÔNG NÊN tiết lộ tiền lương hưu và tiền tiết kiệm với con cái
Sự đắng cay và hối hận của bà Lý như một bài học cho những người đến sau. Đã có rất nhiều câu chuyện thương tâm về tình cảm gia đình liên quan đến tiền bạc và bản chất con người khó có thể vượt qua được cám dỗ đó.
Ngay cả khi Tiểu Cường - con trai của bà Lý - đã thành công trong sự nghiệp, khi biết về số tiền của mẹ vẫn nảy sinh đủ loại ham muốn. Thông thường, cha mẹ thường muốn giúp đỡ con cái nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp cha mẹ và con cái quay lưng với nhau vì tiền bạc. Trong cuộc sống đầy biến động, người đau khổ nhất thường là cha mẹ.
Các bậc cha mẹ cũng nên biết cách dừng lại khi thể hiện tình yêu thương với con cái. Khi con cái trưởng thành, họ cần học cách tự lập và kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thay vì dựa dẫm vào tiền hưu trí và tiền tiết kiệm của cha mẹ.
Tiền bạc thường là một con dao hai lưỡi làm tổn thương mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái . Vì vậy, tốt nhất là cha mẹ không nên tiết lộ về lương hưu và tiền tiết kiệm của mình cho con biết, nhằm tránh những mâu thuẫn không cần thiết.
4 điều cần làm để có cuộc sống HẠNH PHÚC khi về già
- Giữ liên kết với bạn bè: Sau khi nghỉ hưu, mạng lưới quan hệ xã hội của người cao tuổi thường thu hẹp lại. Đặc biệt, khi con cái đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, người già có thể cảm thấy cô đơn hơn. Ngoài ra, nỗi cô đơn còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, trầm cảm hoặc Alzheimer. Để phòng tránh các vấn đề này, người già cần duy trì mối quan hệ với bạn bè, tham gia các hoạt động nhóm, và sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc.
- Chăm sóc sức khỏe: Sức khỏe là một tài sản vô cùng quý giá ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người cao tuổi. Hạn chế thức ăn không tốt cho sức khỏe, dành thời gian cho việc vận động hàng ngày và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những điều quan trọng mà người cao tuổi cần làm.
- Chăm sóc tinh thần: Sức khỏe tinh thần quan trọng không kém trong tuổi già. Tham gia các hoạt động thể chất, giải trí lành mạnh, khám phá sở thích mới, và tạo niềm vui từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống giúp tăng cường tinh thần và cảm thấy thoải mái hơn.
- Tài chính ổn định: Khi về già, tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự an tâm và hạnh phúc. Có tài chính độc lập giúp người già cảm thấy tự tin và thoải mái hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào con cái.
Theo Sohu