Top 10 ngành nghề dẫn đầu và 10 ngành sắp bị AI thay thế
Theo chuyên gia định hướng nghề nghiệp quốc tế Dương Văn Linh, trong số 10 ngành tăng trưởng mạnh nhất, có đến 8 ngành liên quan đến trí tuệ nhân tạo, phần mềm và phân tích hệ thống.
Báo cáo "Tương Lai Việc Làm 2023" từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành liên quan đến công nghệ trong tương lai. Theo chuyên gia Dương Văn Linh, trong số 10 ngành tăng trưởng mạnh nhất, có đến 8 ngành liên quan đến trí tuệ nhân tạo, phần mềm và phân tích hệ thống.
Dẫn đầu danh sách là ngành chuyên gia trí tuệ nhân tạo và học máy. Cùng với đó, các ngành như chuyên gia phát triển bền vững, chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên viên phân tích an ninh mạng, kỹ sư công nghệ tài chính, chuyên viên phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu, kỹ sư về Big Data, kỹ sư robot, nhân viên vận hành thiết bị nông nghiệp, chuyên gia chuyển đổi số cũng nổi bật.
Theo Cục Thống kê Lao Động Hoa Kỳ, nhóm ngành Khoa học dữ liệu dự kiến tăng trưởng 36% trong 10 năm tới, với mức lương trung bình hơn 100.000 USD/năm. Kỹ sư phần mềm, Chuyên gia phân tích công nghệ thông tin và Lập trình viên cũng là những lĩnh vực được đánh giá cao.
Các ngành liên quan đến công nghệ đang tăng trưởng mạnh. Ảnh minh họa |
>> 700 nhân viên bị một AI thay thế, CEO cũng lo sợ mất việc 
Bên cạnh đó, chuyên gia Dương Văn Linh chỉ rõ 10 ngành nghề đối diện nguy cơ sụt giảm trong tương lai gần. Các lĩnh vực như nhân viên giao dịch ngân hàng, dịch vụ bưu điện, nhân viên thu ngân và bán vé đang dần bị thay thế bởi các hệ thống tự động hóa.
nhân viên ghi chép vật tư, kế toán và quản lý kho; nhân viên kế toán, ghi sổ và quản lý lương; nhà lập pháp và công chức; nhân viên thống kê, tài chính và bảo hiểm; nhân viên bán hàng tại nhà, người bán hàng rong và các công việc liên quan.
Nhóm nhân viên nhập liệu, trợ lý hành chính và thư ký điều hành cũng sẽ bị thu hẹp về nhu cầu khi AI và các công cụ kỹ thuật số đáp ứng tốt hơn nhân lực trong các công việc lặp lại. Các vị trí như nhân viên ghi chép vật tư, kế toán và quản kho; nhân viên kế toán, ghi sổ và quản lương; nhà lập pháp và công chức; nhân viên thống kê, tài chính và bảo hiểm; nhân viên bán hàng tại nhà, người bán hàng rong và các công việc liên quan cũng đang chịu áp lực thay thế từ những tiến bộ tự động hóa.
Việc lựa chọn ngành nghề chưa bao giờ là một quyết định đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang thay đổi mạnh mẽ bởi công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Theo chuyên gia Dương Văn Linh, lựa chọn đúng đắn không chỉ nằm ở việc theo đuổi những ngành nghề "hot" mà còn phải dựa trên sự phù hợp với khả năng, sở thích cá nhân và nhu cầu của thị trường lao động.
Nhóm nhân viên nhập liệu sắp bị thu hẹp. Ảnh minh họa |
>> 5 ngành học được doanh nghiệp lớn săn đón mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng 
Chuyên gia này nhấn mạnh việc "bắt cá leo cây hay bắt khỉ lội nước" chỉ khiến người học gặp khó khăn và giảm hiệu quả trong việc phát triển nghề nghiệp. Nếu cha mẹ ép buộc con cái theo học những ngành không phù hợp với thế mạnh hoặc đam mê của các em, điều này có thể dẫn đến sự chán nản, mất động lực và thất bại trong sự nghiệp sau này.
Ví dụ, ngành khoa học máy tính có thể là một lựa chọn hấp dẫn với mức độ phát triển cao, nhưng không phải ai cũng phù hợp với môi trường làm việc đòi hỏi tư duy phân tích phức tạp. Ngược lại, những em có năng khiếu về giao tiếp, sáng tạo xã hội có thể tìm thấy cơ hội trong các lĩnh vực truyền thông, giáo dục hoặc các ngành công nghiệp văn hóa.
Bên cạnh đó, trong thời đại chuyển đổi số, các kỹ năng bổ sung cũng trở nên đặc biệt quan trọng. Sinh viên có thể kết hợp học ngành chính với một chuyên ngành phụ để tăng cơ hội nghề nghiệp. Chẳng hạn, sinh viên tài chính hoặc kế toán có thể học thêm về phân tích dữ liệu kinh doanh, hoặc những sinh viên học ngành nhân văn có thể bổ sung kiến thức về công nghệ để mở rộng cơ hội việc làm.
Ông Linh cũng khuyến khích học sinh và phụ huynh nên nghiên cứu kỹ lưỡng các xu hướng ngành nghề dựa trên dự báo của thị trường lao động. Việc hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng giúp người học có được sự chuẩn bị vững chắc hơn khi bước vào thị trường việc làm.
Quan trọng hơn cả, quyết định lựa chọn ngành nghề cần được thực hiện dựa trên sự cân nhắc giữa năng lực cá nhân, đam mê và khả năng phát triển bền vững. Một lựa chọn đúng đắn không chỉ mở ra cơ hội sự nghiệp mà còn giúp người học phát huy tối đa tiềm năng, tìm thấy niềm vui và sự hài lòng trong công việc của mình.
>>Mức sống tối thiểu của người dân Việt Nam khoảng 1,8 triệu đồng/tháng