Doanh nghiệp

TP. HCM sắp xếp lại doanh nghiệp - chiến lược tạo ra các tập đoàn kinh tế mạnh

Giai Nhi 19/08/2024 - 05:38

Mục tiêu chính của việc cơ cấu lại các doanh nghiệp TP. HCM là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố...

UBND TP. HCM cho biết, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn đã hoàn tất việc nộp đề án cơ cấu lại. Dự kiến, công tác này sẽ được hoàn thành trong quý III/2024, đúng theo tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là một phần của lộ trình thực hiện Quyết định 2916, ban hành kế hoạch phê duyệt Đề án cơ cấu lại các DNNN thuộc UBND TP. HCM giai đoạn 2022-2025, được công bố vào tháng 8/2022.

Mục tiêu chính của việc cơ cấu lại là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Đồng thời, việc này cũng nhằm giải quyết triệt để tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, thông qua việc thoái vốn.

Kế hoạch cũng bao gồm việc lựa chọn thí điểm một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch và niêm yết trên các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ có đợt rà soát và đánh giá tình hình thực tế của các doanh nghiệp và dự án đầu tư kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước và xã hội.

TP.HCM - siêu đô thị nhưng có 'đáng sống'?

TP. HCM sắp xếp lại doanh nghiệp, hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh

>> Tỉnh 'sát vách' TP HCM sắp xây mới thêm khu công nghiệp hơn 180ha

Hiện tại, TP. HCM có 46 DNNN, trong đó có 22 công ty dịch vụ công ích. Một số ý kiến đề xuất nên phân loại các DNNN thành các nhóm chuyên biệt, như nhóm hạ tầng, dịch vụ, và công nghệ. Ví dụ, nhóm hạ tầng có thể bao gồm Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, và Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, trong khi nhóm thương mại dịch vụ có thể bao gồm Tổng Công ty Bến Thành và Saigontourist.

Cùng với quá trình cổ phần hóa và thoái vốn, TP. HCM cũng cần sắp xếp lại các DNNN để đầu tư nguồn lực, cải thiện cơ chế và con người, nhằm tạo ra các đơn vị kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực cần sự hiện diện của nhà nước. Các lĩnh vực mà tư nhân có thể đảm nhiệm tốt cũng nên được giao cho khu vực tư nhân.

Theo Quyết định 184 của Thủ tướng về kế hoạch sắp xếp lại DNNN, đến hết năm 2025, TP. HCM sẽ duy trì 32 doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước, cổ phần hóa 10 doanh nghiệp và sáp nhập 3 doanh nghiệp.

UBND TP. HCM đã giao Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp TP. HCM dự thảo kế hoạch sắp xếp theo ba nội dung chính: Sắp xếp lại DNNN, cổ phần hóa 10 doanh nghiệp, và sắp xếp theo dạng hợp nhất.

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc sắp xếp và tái cơ cấu sẽ tái sinh các DNNN của TP. HCM với sứ mạng quan trọng hơn. Sau quá trình sắp xếp, các DNNN sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, thể hiện rõ vai trò và mở ra một giai đoạn phát triển mới cho các DNNN.

>> TP. Hồ Chí Minh giữ vị trí No.1 về xuất khẩu, kim ngạch đạt 26 tỷ USD

Tỉnh 'sát vách' TP HCM sắp xây mới thêm khu công nghiệp hơn 180ha

Tín dụng TP. HCM 7 tháng đầu năm đạt gần 3,7 triệu tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tp-hcm-sap-xep-lai-doanh-nghiep-chien-luoc-tao-ra-cac-tap-doan-kinh-te-manh-245788.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    TP. HCM sắp xếp lại doanh nghiệp - chiến lược tạo ra các tập đoàn kinh tế mạnh
    POWERED BY ONECMS & INTECH