Triết lý đầu tư của George Soros - người "đục sàn" tài chính thế giới

10-11-2022 15:17|Ngọc Quỳnh

Trái ngược với cách đầu tư của Warren Buffett, Soros sẵn sàng chấp nhận mua tài sản đó với giá cao hơn bởi ông biết giá trị của chúng sẽ còn tăng hơn nhiều so với số tiền bỏ ra.

Phù thủy phố Wall và những phi vụ triệu đô

Mặc dù George Soros không phải là một cái tên quá nổi tiếng như Warren Buffett nhưng ông cũng là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử hiện đại và được ví như phù thủy phố Wall. Tài sản hiện tại của Soros ước tính khoảng 6,7 tỷ USD (theo Forbes).

Tỷ phú George Soros thường xuyên đứng trong top 30 người giàu nhất thế giới và quỹ Quantum của ông kiếm được khoảng 39,6 tỷ USD lợi nhuận trong 40 năm qua tính đến năm 2014.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu Soros có 1.000 USD đầu tư năm 1969 thì số tiền này hiện nay sẽ là hơn 4 tỷ USD.

Bất chấp những lời chỉ trích hay phê phán của các quan chức hay những nhà đầu tư khác nhưng không thể phủ nhận rằng George Soros làm giàu hoàn toàn hợp pháp và những đồng tiền ông kiếm được cũng không hề dễ dàng.

Thương vụ nổi tiếng nhất của ông là việc bán khống 10 tỷ USD đồng bảng Anh khiến ngân hàng trung ương Anh phải lao đao.

Vào năm 1992, George Soros dùng toàn bộ gia sản của mình, thậm chí còn vay nợ để mua khống Bảng Anh và quy đổi ra đồng Mark Đức. Sau đó đúng 1 tuần, do đồng Bảng Anh không đủ tiêu chuẩn để tham gia quy đổi sang đồng Euro tại Châu Âu theo cơ chế tiền tệ mới khiến đồng tiền này rớt giá thảm hại.

Ngay lập tức, George Soros quy đổi ngược trở lại đồng Mark Đức sang Bảng Anh để trả nợ và lãi thêm khoảng 2 tỷ USD.

Không dừng lại ở đó, ông còn bị cho là đã thu lợi lớn từ cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 nhờ bán khống đồng Bath Thái Lan.

Năm 2013, nhiều chuyên gia nhận định Soros đã thu lời khoảng 1,2 tỷ USD khi bán khống đồng Yên Nhật nhờ chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, khiến đồng nội tệ giảm giá.

Mặc dù thu được nhiều thành công to lớn như vậy, nhưng chính Soros cũng có lúc phải ngậm đắng nuốt cay do tham gia đầu cơ.

Trong cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 1987, quỹ đầu cơ của Soros mất khoảng 300 triệu USD do quyết định sai lầm rằng thị trường sẽ còn tăng điểm. Ông Soros cũng mất khoảng 2 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998 và 700 triệu USD trong đợt đổ vỡ chứng khoán bong bóng dotcom năm 1999.

Dẫu vậy, nhà đầu cơ huyền thoại này không hề nản chí và những thành công khác của ông thừa sức bù đắp cho những thất bại trên. Theo Soros, quyết định đúng hay sai không quan trọng mà cái chính là bạn làm ra được bao nhiêu từ quyết định đó và có thể mất bao nhiêu nếu bạn đoán sai.

Chính vì vậy, những bài học đầu tư, những thăng trầm trong suốt cuộc đời khao khát sự thành công của George Soros đã trở thành kim chỉ nam được nhiều nhà đầu tư tham khảo và học hỏi.

Tìm những gì phù hợp với bản thân

George Soros không chơi theo các quy tắc thông thường của giá trị, đa dạng hóa danh mục và đầu tư dài hạn. Là một nhà đầu cơ nên trong suốt sự nghiệp, vị tỷ phú này sử dụng đòn bẩy và các ván cược lớn dựa trên sự thẩm định của chính bản thân về từng tình huống. Các nguyên tắc cơ bản không có nhiều vai trò trong quyết định của ông

Vay hàng tỷ USD để đặt cược vào các giao dịch ngoại tệ có thể không phải là điều ai cũng nên làm, nhưng bài học rút ra từ sự nghiệp của Soros là hãy tìm ra phong cách và cách làm việc hợp với chính bạn. Hãy tận dụng thế mạnh của mình.

Nhận ra và tận dụng những “điểm yếu” kinh tế

Hãy để mắt đến bất kỳ kịch bản nào có thể mang lại lợi ích cho bản thân. Một số thương vụ lớn nhất của tỷ phú George Soros liên quan đến đầu cơ tiền tệ. Soros thường được gọi là "người suýt nữa làm phá sản nước Anh". Nguyên nhân là khoản đặt cược chống lại đồng bảng vào những năm 1990.

Trong giai đoạn này, các nước châu Âu chủ động neo tỷ giá hối đoái với nhau để ổn định tỷ giá. Khi Anh gia nhập xu hướng chung, Soros bán khống đồng bảng bằng cách vay tiền Anh rồi chuyển đổi chúng sang đồng Mark của Đức, cược rằng đồng bảng sẽ mất giá.

Canh bạc thành công và Soros đút tút 1 tỷ USD trong một ngày. Vào thời điểm khoản đặt cược kết thúc, ông kiếm được gần 2 tỷ USD. Động thái này gây tranh cãi lớn, vì mình ông được lợi trong khi toàn nước Anh phải gánh chịu hậu quả.

Đầu cơ là trò chơi rủi ro lớn

Những người muốn đặt cược lớn cần phải chuẩn bị tinh thần lỗ lớn. Chính Soros cũng từng phải gánh chịu tổn thất khổng lồ.

Năm 1987, Soros mất 300 triệu USD do đánh giá sai rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên. Nhưng con số này vẫn chưa là gì so với khoản lỗ 2 tỷ USD mà ông nếm trải trong khủng hoảng nợ Nga. Trong toàn bộ sự nghiệp, tổn thất nặng nề nhất Soros phải trải qua có lẽ là bong bóng công nghệ năm 1999. Mặc dù Soros đã đúng khi nhận định rằng bong bóng sẽ vỡ, nhưng thời điểm ông dự đoán lại sai bét. Cuối cùng ông mất nhiều tỷ USD.

Rõ ràng, George Soros có nhiều trận thắng hơn là thua. Tuy nhiên, bài học cần được ghi nhớ là người định thực hiện trận đánh lớn cần có khả năng xử lý những thất bại lớn. Kiểu giao dịch giống Soros không dành cho những người yếu tim.

Hoàn cảnh không quyết định cuộc sống con người

Soros sinh ra ở Hungary vào năm 1930 trong một gia đình người Do Thái. Đây không phải kỳ tươi sáng đối với hậu duệ người Do Thái ở châu Âu. Cha ông đã sắp xếp danh tính giả để che giấu nguồn gốc Do Thái của gia đình khi Đức chiếm đóng Hungary.

Hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng đó thay đổi cách con người nhìn thế giới. Soros để ý rằng việc quân đội Liên Xô có mặt tại Hungary sau chiến tranh khiến cho cuộc sống càng khó khăn hơn. Thay vì nhẫn nhịn chấp nhận hoàn cảnh, ông đến London năm 17 tuổi và học nhiều thứ như triết học rồi trở thành một nhà kinh doanh chênh lệch giá ở New York.

Bài học ở đây rất đơn giản: Con người có thể thay đổi vị trí của mình trong cuộc sống. Cha Soros không chấp nhận gia đình phải chịu số phận thảm khốc, ông hành động. Soros không ở lại Hungary, ông lên đường tới nước khác.

Huyền thoại Peter Lynch và những triết lý đầu tư 'kinh điển': Bí quyết thành công nằm ở 3 từ 'ĐÚNG THỜI ĐIỂM'

Đầu tư không sợ lỗ với 9 nguyên tắc "bất bại" từ nhà đầu tư nổi tiếng thế giới

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/triet-ly-dau-tu-cua-george-soros-nguoi-duc-san-tai-chinh-the-gioi-157598.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Triết lý đầu tư của George Soros - người "đục sàn" tài chính thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH