Trung Quốc đẩy mạnh cải cách thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang mang đến cho quốc gia tỷ dân nguồn lợi khổng lồ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc  đã thúc đẩy nỗ lực cải cách và hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới, xem đây là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Với việc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ chính sách và thúc đẩy hạ tầng công nghệ, thương mại điện tử đang trở thành công cụ quan trọng giúp giải quyết các thách thức kinh tế trong nước, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Ngày 7/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua 16 biện pháp nhằm tối ưu hóa môi trường kinh doanh tại các cảng của quốc gia này và đơn giản hóa thủ tục thông quan. Các giải pháp mới, có hiệu lực từ ngày 15/12, bao gồm: Giảm thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thành lập trung tâm trả lại bưu kiện ở nước ngoài tại 20 TP thí điểm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hậu cần, loại bỏ yêu cầu doanh nghiệp phải nộp kế hoạch kinh doanh kho bãi ở nước ngoài với cơ quan hải quan.
Những chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho thủ tục xuất, nhập khẩu mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu người trẻ. Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Điện tử Quốc tế Trung Quốc, lĩnh vực này đã tạo ra hơn 80 triệu việc làm trong năm 2024.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt 70 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm này sử dụng 2,39% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng mạnh từ 0,008% vào năm 2020.
Trên các nền tảng như Xiaohongshu (Instagram của Trung Quốc), nhiều người trẻ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, với lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ mỗi năm. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng nổi bật của lĩnh vực này trong bối cảnh thị trường việc làm nội địa cạnh tranh khốc liệt.
Thương mại điện tử đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Quốc gia này hiện đang duy trì vị thế là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới với tổng doanh thu hơn 3 tỷ USD hàng năm.
Các nền tảng như Alibaba, JD.com đã thay đổi cách người dùng tiếp cận sản phẩm, từ hàng hóa thiết kế yếu đến hàng xa xỉ, mang đến sự lựa chọn đa dạng trong tiêu dùng.
Sự phát triển của thương mại điện tử đã dẫn đến việc nhiều cửa hàng truyền thống phải chuyển sang mô hình bán lẻ trực tuyến. Các định dạng mới như thương mại điện tử xã hội (TikTok Shop) đang trở thành xu hướng chủ đạo, mở ra tiềm năng tiếp cận khách hàng trên toàn cầu.
Để hỗ trợ cho lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào hạ tầng logistics, bao gồm hệ thống kho bãi và công nghệ theo dõi GPS hiện đại. Điều này không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thách thức từ Mỹ
Dù thương mại điện tử Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, những thay đổi chính sách từ Mỹ có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn.
Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đây đã đề xuất áp dụng thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thương mại điện tử xuyên biên giới của quốc gia tỷ dân, bởi gần 25% sản phẩm thương mại điện tử của quốc gia này đến từ Mỹ.
Bên cạnh đó, các quốc gia phương Tây khác có thể áp dụng thêm nhiều biện pháp giám sát chặt chẽ đói với hàng thương mại điện tử từ Trung Quốc do lo ngại ảnh hưởng đến doanh nghiệp nội địa.
>> Sàn thương mại điện tử Temu tạm dừng hoạt động chờ cấp phép 
Sàn thương mại điện tử Temu tạm dừng hoạt động chờ cấp phép 
Việt Nam được dự báo trở thành ‘con rồng’ thương mại điện tử của Đông Nam Á