Thị trường

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, Việt Nam trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy tại châu Á một mặt hàng thiết yếu ngành nông nghiệp

Tịnh Nghi 14/01/2025 - 09:07

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 6,5-7 triệu tấn sản phẩm này.

Việt Nam đang khẳng định vai trò cung ứng quan trọng trong ngành phân bón khu vực châu Á, khi Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu nhằm kiểm soát giá nội địa. Năm 2024, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt 1,73 triệu tấn, trị giá hơn 709 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và 9,4% về kim ngạch so với năm 2023.

Campuchia, Hàn Quốc và Philippines hiện là những thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu sang Campuchia đạt hơn 592 nghìn tấn, trị giá khoảng 240 triệu USD, tăng 1,4% về lượng dù kim ngạch giảm 2,3% so với năm trước. Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với hơn 220 nghìn tấn, trị giá 89 triệu USD, tăng lần lượt 146% về lượng và 154% về giá trị. Philippines đứng thứ ba với hơn 109 nghìn tấn, thu về 46 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn kim ngạch.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, Việt Nam trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy tại châu Á một mặt hàng thiết yếu ngành nông nghiệp
3 thị trường tiêu thụ phân bón chủ yếu của Việt Nam

>> Loại hạt Việt Nam giữ 'ngôi vương' 18 năm, lập kỷ lục 730.000 tấn và chinh phục hơn 90 thị trường

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 6,5-7 triệu tấn phân bón, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường châu Á. Việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu đã khiến Việt Nam trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA), giai đoạn 2024 – 2028 có thể chứng kiến tình trạng dư cung khi tốc độ tăng trưởng nguồn cung vượt xa nhu cầu.

Chứng khoán Rồng Việt dự báo giá phân bón trong nước năm 2025 có thể giảm theo xu hướng toàn cầu, nhưng mức giảm dự kiến thấp hơn. Giá các loại phân Ure, DAP và NPK dự báo giảm lần lượt 3%, 2% và 2% so với năm trước.

Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi của Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế 5% đối với phân bón từ năm 2025. Chính sách này không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước hoàn thuế nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí sản xuất, mà còn tăng khả năng cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu, đồng thời góp phần mở rộng biên lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng.

>> Loại củ được mệnh danh là 'khắc tinh' của ung thư mang về cho Việt Nam gần 60 triệu USD, được thế giới 'săn đón'

Mỹ chi tiền gấp 22 lần mua 'cá tỷ đô' tẩm bột chiên, xuất khẩu lập kỷ lục 10 năm

Việt Nam có thêm loại 'quả tỷ đô' được thế giới yêu thích, Trung Quốc vừa cấp phép xuất khẩu chính ngạch

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-han-che-xuat-khau-viet-nam-tro-thanh-nha-cung-cap-dang-tin-cay-tai-chau-a-mot-mat-hang-thiet-yeu-nganh-nong-nghiep-271368.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, Việt Nam trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy tại châu Á một mặt hàng thiết yếu ngành nông nghiệp
    POWERED BY ONECMS & INTECH