Quốc tế

Trung Quốc: Người trẻ chi tiền để có giấc ngủ ngon

PV 28/01/2024 - 14:10

Nhiều người đã sẵn sàng bỏ ra một mức phí nhất định để đổi về 50 phút ngủ ngon vào mỗi trưa.

Trung Quốc: Người trẻ chi tiền để có giấc ngủ ngon

Sau khi trải qua buổi trưa trong một căn phòng yên tĩnh ở Bắc Kinh, Xuan Yi cuối cùng cũng có được giấc ngủ sâu mà cô hằng ao ước trong nhiều tháng. Xuan Yi là một trong số khoảng 300 triệu người Trung Quốc mắc chứng mất ngủ, hậu quả của nền văn hóa làm việc đầy căng thẳng và áp lực cao. Cô đã thử mọi cách, từ tư vấn tâm lý đến sử dụng tinh dầu nhưng vẫn không có hiệu quả.

"Tôi bị áp lực rất nhiều từ công việc, không thể đi ngủ trước 2-3 giờ sáng và phải dậy để bắt đầu làm việc từ lúc 7 giờ. Cuối tuần tôi vẫn phải làm việc và trong một thời gian dài không có được một giấc ngủ ngon", Xuan bày tỏ.

Nhưng khi rèm cửa đóng lại và tiếng chuông trị liệu bắt đầu ngân lên trong căn phòng của nhà trị liệu Li Yan, cuối cùng Xuan cũng có thể chìm vào giấc ngủ. Trong tiếng cồng chiêng, trống nước, dụng cụ tạo tiếng mưa và trống hang, Xuan và những người cùng thế hệ với cô nhẹ nhàng chợp mắt.

50 phút trôi đi, họ thức dậy sau giấc ngủ mà họ cho là ngon nhất trong nhiều năm qua, với chi phí 180 nhân dân tệ (hơn 620 nghìn đồng).

Nhà trị liệu Li Yan cho biết: "Hàng chục người với tâm trí căng thẳng đã nằm xuống cùng nhau và muốn cho đầu óc được nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Nó giống như pin điện thoại di động được sạc từ 3% lên 100% vậy".

"Áp lực", "lo lắng" và "mất ngủ" là những từ Li được nghe khách hàng nhắc đến thường xuyên nhất. Cô kể rằng bản thân thường nhận được các cuộc gọi từ những khách hàng đang mong muốn được nghỉ ngơi. Họ nói với cô: "Tôi cần liệu pháp này ngay lập tức, trong vòng nửa tiếng, tôi mệt quá rồi".

Theo Sách Trắng Quốc gia về Y tế, có rất nhiều người làm việc trong ngành công nghệ thông tin đầy cạnh tranh của đất nước tỷ dân. Đây là ngành có tỷ lệ trầm cảm và lo âu cao nhất ở nước này.

Như công ty hàng đầu Alibaba, nơi khét tiếng vì yêu cầu nhân viên của mình làm việc nhiều giờ, thậm chí còn dùng các buổi học của Li như các hoạt động trong team building (hoạt động nâng cao tính đoàn kết của doanhh nghiệp).

Những chiếc chuông chữa lành của Li Yan cũng gắn liền với một xu hướng đang phát triển khác hiện nay: "Khoảnh khắc giải thoát ngắn ngủi", trong đó những người trẻ tuổi đang cố gắng để thoát khỏi cuộc sống bận rộn hàng ngày.

Được bao quanh bởi các tòa nhà văn phòng ở trung tâm Bắc Kinh, văn phòng của Li Yan sẽ cung cấp các khoảng thời gian phù hợp với thói quen bận rộn của những người lao động trẻ.

Li Yan cho hay, kể từ đại dịch Covid-19, cô đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với cái gọi là "nền kinh tế giấc ngủ". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch đã làm gia tăng 25% số ca trầm cảm và lo âu trên toàn thế giới trong năm đầu tiên.

Li nói thêm: "Nhiều người đang tích cực tìm kiếm giải pháp kể từ sau đại dịch. Nhiều cảm xúc và vấn đề đã bộc lộ và mọi người cần phải đối diện với nội tâm của chính mình. Ở một đất nước mà không ít người tìm đến trò chơi điện tử hoặc mua sắm để thư giãn, thì sự thư giãn và hạnh phúc dường như là một thứ xa xỉ".

Chẳng hạn như Xuan Yi, cô cảm thấy rất vui khi được ngủ một giấc ngon lành.

"Nếu không bỏ tiền cho những buổi trị liệu này, tôi có thể còn phải chi nhiều tiền hơn khi đến bệnh viện", cô nói.

>> Giới trẻ làm gì khi 'công việc ổn định' không còn là đích đến lý tưởng

Vụ tỷ phú Lý Gia Thành bán cảng Panama cho Mỹ: Cổ phiếu CK Hutchison lao dốc không phanh

Chứng khoán Trung Quốc khởi sắc: 174 công ty cùng thực hiện mua cổ phiếu, Chính phủ đồng hành với lãi suất 1,75%

Theo ngaynay.vn
https://ngaynay.vn/trung-quoc-nguoi-tre-chi-tien-de-co-giac-ngu-ngon-post143053.html
Bài liên quan
  • Cú sốc 90%: Temu, Shein lao đao trước 'lưỡi hái' thuế quan Mỹ
    Sắc lệnh chấm dứt miễn thuế cho các gói hàng giá trị thấp từ Trung Quốc của Trump, ảnh hưởng trực tiếp đến các nền tảng thương mại điện tử như Temu và Shein.​
    2 giờ trước| Thị trường
  • Mỹ áp thuế 90% với hàng giá rẻ của Trung Quốc, nhắm thẳng vào Shein, Temu
    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh tăng mạnh thuế đối với các bưu kiện giá trị thấp, vốn trước đây được miễn thuế khi nhập khẩu vào Mỹ.
    3 giờ trước| Thế giới
  • Bị Mỹ áp thuế sốc, Trung Quốc khẳng định có 'đủ công cụ để đáp trả'
    Với lập trường cứng rắn và niềm tin vào sức bật kinh tế trong năm 2025, Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ không đứng yên trước làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng từ Washington.
    3 giờ trước| Thế giới
  • Sinh tử chiến thuế quan Mỹ - Trung
    Trung Quốc coi mức thuế cao ngất ngưởng mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt (lên tới 104% với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc) là một cuộc tấn công trực diện vào nền kinh tế. Bắc Kinh đang đáp trả mạnh mẽ trong cuộc chiến thuế quan với Washington vì nhiều lý do kinh tế, chính trị và chiến lược đan xen.
    3 giờ trước| Thế giới
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Trung Quốc: Người trẻ chi tiền để có giấc ngủ ngon
    POWERED BY ONECMS & INTECH