TS Lê Xuân Nghĩa: Giá vàng 2025 khó biến động mạnh, không dễ tăng cao hay giảm sâu
Đưa ra dự báo về giá vàng, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cho rằng, giá vàng năm 2025 cho rằng giá vàng năm 2025 sẽ không biến động nhiều, sẽ khó tăng lên nhưng cũng khó giảm sâu, vì đã lập mặt bằng giá mới.
Mặt bằng giá mới đã được thiết lập
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cho rằng, giá vàng  năm 2025 cho rằng giá vàng năm 2025 sẽ không biến động nhiều, sẽ khó tăng lên nhưng cũng khó giảm sâu, vì đã lập mặt bằng giá mới.
“Tôi cho rằng, giá vàng sẽ giảm sau khi ông Donald Trump nhậm chức, vì chiến tranh, xung đột vũ trang sẽ giảm. Cả nhiệm kỳ trước, ông Donald Trump  không phát động cuộc chiến nào. Dư luận đang kỳ vọng sau khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ, xung đột vũ trang tại Trung Đông, Ukraine sẽ chấm dứt”, ông Nghĩa nói.
Mặt bằng giá mới đã được thiết lập. |
Tại Việt Nam, ông Nghĩa khẳng định theo ước tính của chúng tôi, từ năm 2005 đến nay, đã có khoảng 2.000 tấn vàng chảy vào trong nước bằng nhiều con đường khác nhau. Trừ đi số vàng xuất đi, thì lượng vàng tồn trong nước cũng lên tới 12 tỷ USD, là con số không hề nhỏ.
Với quản lý thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước  cần nghiên cứu cách thức quản lý sao cho phù hợp hơn.
Về phần mình, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Nguyễn Trãi, dự đoán, năm 2025, giá vàng trong nước cũng sẽ xảy ra 2 kịch bản. Nếu giá vàng thế giới giảm, giá vàng trong nước có thể dao động quanh 60 - 65 triệu đồng/lượng.
“Ngược lại, nếu giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước có thể vượt 75 - 80 triệu đồng/lượng, nhưng mức tăng sẽ bị giới hạn bởi sự điều tiết của Nhà nước”, ông Huy dự báo.
Ngoài ra, ông Huy cũng khẳng định tình hình căng thẳng địa chính trị cũng sẽ là yếu tố tác động mạnh đến giá vàng năm 2025. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của tiền số đang làm giảm sức hấp dẫn của vàng, đặc biệt khi nhiều quốc gia công nhận tiền số là tài sản hợp pháp. Các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ và các quỹ đầu tư, làm giảm dòng vốn đổ vào vàng.
Đối với giá vàng trong nước, ông Huy cho rằng, luôn chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, nhưng lại có những đặc thù riêng. Cụ thể đó là sự điều tiết của Nhà nước.
Chính phủ đang tiếp tục các biện pháp quản lý và bình ổn thị trường vàng, tránh để biến động giá vàng thế giới tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các chính sách nhằm giảm thói quen tích trữ vàng của người dân sẽ được đẩy mạnh, hướng tới việc chống “vàng hóa” nền kinh tế và giải phóng nguồn lực để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu vàng vật chất trong nước cũng khá lớn khi người dân Việt Nam có truyền thống tích trữ vàng, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, dẫn đến nhu cầu vàng vật chất tăng cao. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần thay đổi khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán và tiền số trở nên phổ biến hơn.
>>Ngân hàng Nhà nước ban hành hàng loạt Thông tư mới 
N ếu tình hình Trung Đông căng thẳng, nhà đầu tư sẽ tiếp tục trú ẩn vào vàng
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính Ngân hàng khẳng định nếu tình hình Trung Đông căng thẳng, nhà đầu tư sẽ tiếp tục trú ẩn vào vàng.
Nếu tình hình Trung Đông căng thẳng, nhà đầu tư sẽ tiếp tục trú ẩn vào vàng. |
Ngược lại, nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt (dự báo các chính sách của ông Donald Trump sẽ hướng tới hỗ trợ kinh tế tăng trưởng), dòng tiền có thể chảy ra khỏi vàng và chuyển sang các kênh đầu tư khác.
“Dù giá vàng thế giới diễn biến theo chiều hướng nào, tình hình quản lý siết chặt thị trường vàng trong nước và diễn biến tỷ giá hiện nay đều không có lợi cho việc đầu tư vàng”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT cho rằng, theo nguyên lý, khi kinh tế hồi phục thì vàng sẽ bước vào giai đoạn “ngủ đông”. Dẫn chứng giai đoạn từ năm 2013 - 2019, sau khi tăng mạnh, giá vàng trong nước đã giảm từ 48 triệu đồng/lượng xuống 36 triệu đồng/lượng và đi ngang suốt 6 năm này.
Đối chiếu với giai đoạn 2025, ông Huấn nhận định, đây là giai đoạn tiền phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, do đó vàng sẽ tăng chậm lại. Đồng thời, khuyến nghị các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt từ năm 2026, nên hạn chế đầu tư vào vàng.
Theo các chuyên gia, bước sang năm 2025, rủi ro địa chính trị kéo dài cộng với việc mua vào mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ khiến cho giá vàng chịu nhiều biến động. Do vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo, tránh đầu cơ, lướt sóng vàng vì rủi ro sẽ rất cao.
Nguồn tiền nhàn rỗi nên được đưa vào các kênh đầu tư an toàn như: Gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu của các công ty làm ăn hiệu quả... Qua đó, đưa luồng vốn đến đúng nơi cần thiết để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.