Thị trường

Từ 'công xưởng thế giới' đến cường quốc công nghệ: Trung Quốc chứng minh sự kìm hãm từ phương Tây chỉ càng thúc đẩy nỗ lực tự chủ

Ái Hân 11/02/2025 17:15

Trung Quốc đã chuyển mình từ công xưởng lắp ráp thành cường quốc công nghệ, cạnh tranh trực tiếp với phương Tây chỉ trong một thập kỷ.

Trong vòng một thập kỷ, Trung Quốc đã chuyển mình từ một công xưởng lắp ráp khổng lồ thành một cường quốc công nghệ, với nhiều lĩnh vực cạnh tranh ngang tầm phương Tây. Một minh chứng rõ nét là sự xuất hiện của chatbot AI DeepSeek, khiến giới tài chính Phố Wall không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chiến lược phát triển công nghệ của Trung Quốc suốt 10 năm qua, điều này không có gì ngạc nhiên.

Từ 'công xưởng thế giới' đến cường quốc công nghệ: Trung Quốc chứng minh sự kìm hãm từ phương Tây chỉ càng thúc đẩy nỗ lực tự chủ
Trung Quốc không chỉ bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến mà còn chiếm ưu thế trong một số ngành. Ảnh minh hoạ

Trung Quốc không chỉ nâng cao năng lực sản xuất mà còn gia tăng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là một phần quan trọng trong chiến lược "Made in China 2025" được Bắc Kinh khởi xướng vào năm 2015. Mục tiêu là thay đổi nhận thức toàn cầu về hàng Trung Quốc, từ những sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp sang các mặt hàng công nghệ cao, có giá trị lớn.

Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn 10 ngành công nghệ mũi nhọn để tập trung phát triển, bao gồm AI, điện toán lượng tử, xe điện, năng lượng tái tạo, công nghệ pin,... Kết quả là, trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các cường quốc công nghệ, thậm chí vươn lên dẫn đầu.

Tiến sĩ Yundan Gong, chuyên gia Kinh tế Phát triển tại Kings College London, nhận xét:

"Made in China 2025 về cơ bản đã thành công. Trung Quốc không chỉ bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến mà còn chiếm ưu thế trong một số ngành".

Trong lĩnh vực xe điện, Trung Quốc đã vượt qua Đức, Nhật Bản và Mỹ, chiếm thị phần lớn nhất thế giới. Ở mảng năng lượng tái tạo, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc nắm giữ hơn 90% chuỗi cung ứng toàn cầu về pin mặt trời.

Trong ngành máy bay không người lái, DJI là thương hiệu Trung Quốc hiện kiểm soát 70% thị phần quốc tế. Ngoài ra, Bắc Kinh đã đặt ra hơn 250 mục tiêu phát triển công nghệ theo lộ trình và đạt tỷ lệ hoàn thành lên đến 86%.

>>Sắp có thêm một ứng dụng gọi xe đối đầu Grab, Be và Xanh SM trong cuộc chiến giành thị phần tại Việt Nam: Liệu 'ông lớn' châu Âu có làm nên chuyện?

Theo nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, Trung Quốc đã huy động và chi khoảng 1,5 ngàn tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển và thâu tóm công ty nước ngoài. Riêng đến năm 2020, nước này đã đầu tư hơn 627 tỷ USD vào lĩnh vực này.

Từ 'công xưởng thế giới' đến cường quốc công nghệ: Trung Quốc chứng minh sự kìm hãm từ phương Tây chỉ càng thúc đẩy nỗ lực tự chủ
DeepSeek là một ví dụ tiêu biểu khi các công ty Trung Quốc buộc phải tìm ra giải pháp mới để tận dụng những con chip cũ, từ đó tạo ra một sản phẩm AI có chi; phí cạnh tranh hơn so với các đối thủ phương Tây. Ảnh: Reuters

Những năm gần đây, Mỹ và các nước phương Tây đã siết chặt lệnh cấm vận công nghệ đối với Trung Quốc, đặc biệt là chip bán dẫn và AI. Tuy nhiên, điều này lại tạo động lực để Bắc Kinh đẩy mạnh tự chủ công nghệ. DeepSeek là một ví dụ tiêu biểu khi các công ty Trung Quốc buộc phải tìm ra giải pháp mới để tận dụng những con chip cũ, từ đó tạo ra một sản phẩm AI có chi phí cạnh tranh hơn so với các đối thủ phương Tây.

Trung Quốc hiện là quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế AI nhất thế giới. Các tập đoàn lớn như Alibaba và ByteDance cũng đang đầu tư mạnh vào R&D, với mức chi tiêu ngang ngửa các công ty công nghệ hàng đầu Mỹ.

Zang Jiyuan, chuyên gia chiến lược sản xuất tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc, nhận định:

"Phát triển sản xuất tại Trung Quốc chưa bao giờ giậm chân tại chỗ. Sự kìm hãm từ phương Tây chỉ càng thúc đẩy nỗ lực tự chủ công nghệ của Bắc Kinh".

Trung Quốc không chỉ ghi dấu ấn ở lĩnh vực công nghệ cao mà còn tạo ảnh hưởng sâu rộng trong ngành công nghiệp tiêu dùng. TikTok trở thành mạng xã hội đầu tiên không phải của Mỹ đạt thành công toàn cầu, đến mức Washington phải cân nhắc lệnh cấm với lý do an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, những ứng dụng “Made in China” như Temu và Shein cũng đang khuấy đảo thị trường phương Tây.

Một minh chứng khác là Huawei. Từng bị Mỹ đưa vào danh sách đen năm 2019, hãng này tưởng chừng không thể sản xuất điện thoại 5G. Tuy nhiên, nhờ chiến lược tự chủ công nghệ, Huawei không chỉ hồi phục doanh số smartphone mà còn tự sản xuất bán dẫn và chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác.

Chàng trai GenZ kiếm 1 tỷ mỗi tháng nhờ nuôi loài côn trùng chỉ dài 1,5cm để chế biến thành sô cô la, bánh quy, thậm chí làm thuốc

Người dùng 2 mẫu iPhone này chính thức được Apple bồi thường 8,5 triệu đồng

Thành phố du lịch nổi tiếng của Trung Quốc chính thức miễn visa cho du khách Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tu-cong-xuong-the-gioi-den-cuong-quoc-cong-nghe-trung-quoc-chung-minh-su-kim-ham-tu-phuong-tay-chi-cang-thuc-day-no-luc-tu-chu-275762.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Từ 'công xưởng thế giới' đến cường quốc công nghệ: Trung Quốc chứng minh sự kìm hãm từ phương Tây chỉ càng thúc đẩy nỗ lực tự chủ
    POWERED BY ONECMS & INTECH