Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán diễn biến theo chiều hướng tiêu cực qua đó tác động đáng kể đến những đợt rung lắc của thị trường trong tuần qua.
Sau khi VN-Index vượt đỉnh lịch sử ở tuần trước, thị trường chứng khoán trong tuần từ 1 - 5/11/2021 có những sự rung lắc. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn có sự luân chuyển đến từng nhóm cổ phiếu và giúp thị trường đứng vững có những sự rung lắc đáng kể.
Kết tuần giao dịch đầu tháng 11, VN-Index đứng ở mức 1.456,51 điểm - tăng 12,24 điểm (0,8%) so với tuần trước đó; HNX-Index tăng 15,52 điểm (3,8%) lên 427,64 điểm; UpCOM-Index tăng 2,82 điểm (2,7%) lên 108,2 điểm.
Đối với khối tự doanh, theo dữ liệu của FiinPro, dòng vốn này mua vào 43 triệu cổ phiếu trên HOSE trong tuần từ 1 - 5/11/2021, tương ứng giá trị mua vào là 1.955 tỷ đồng trong khi bán ra 75,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.549 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 32,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.593 tỷ đồng - mức bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm 2021.
10 cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng của tự doanh lớn nhất
TCB bị khối tự doanh bán ròng mạnh nhất với giá trị 174 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VPB cũng bị bán ròng 170 tỷ đồng. KDH và PNJ đều có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng khác như TPB, ACB hay MBB đều nằm trong danh sách bán ròng mạnh của dòng vốn này.
Ở chiều ngược lại, VGC được tự doanh mua ròng mạnh nhất với 146 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng là TDP với 50 tỷ đồng.
Tương tự với khối tự doanh, dòng vốn ngoại bán ròng 1.991 tỷ đồng trên HOSE sau khi mua ròng nhẹ ở tuần trước đó.
NVL là cổ phiếu bị khối ngoại sàn HOSE bán ròng mạnh nhất với giá trị 584 tỷ đồng trong đó chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận với 611 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PAN cũng bị bán ròng 527 tỷ đồng. Trong khi đó, CTG được mua ròng mạnh nhất với 180 tỷ đồng. STB, VCB và HPG đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.
Làm thế nào để biết chắc 1 hợp đồng điện tử là an toàn? 
Đầu tư 77 tỷ USD, hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam