USAID đóng băng trên toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông báo chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ ngày 7/2.
USAID được thành lập vào năm 1961 với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện điều kiện sống và hỗ trợ các quốc gia nghèo, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, môi trường và an ninh. USAID có trụ sở tại 60 quốc gia và hoạt động ở hàng chục quốc gia khác. USAID có mặt tại Việt Nam từ những năm 1989.
Chỉ sau một đêm, nhiều chương trình viện trợ quốc tế, trong đó có Việt Nam phải tạm ngừng do sắc lệnh đóng băng viện trợ nước ngoài và kế hoạch cải tổ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2014-2024, USAID đã triển khai 16 dự án hỗ trợ tại Việt Nam với kinh phí khoảng 90 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là các dự án về phòng chống bệnh lao, HIV/AIDS.
Ông Đinh Văn Lượng, giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, ban điều hành chương trình Chống lao quốc gia chia sẻ trên báo Tuổi trẻ Online, các dự án USAID trong những năm qua đã đóng góp rất lớn vào công tác phòng, chống lao tại Việt Nam.
Ông Lượng chia sẻ thêm, Chương trình Chống lao quốc gia đã có dự báo về việc các nguồn tài trợ từ nước ngoài sẽ giảm nên chúng tôi đã xây dựng hệ thống phòng, chống bệnh lao trên 63 tỉnh, thành phố từ các bệnh viện đến địa phương.
Ông Lượng khẳng định, công tác phòng, chống bệnh lao vẫn được đảm bảo. Khi nguồn tài trợ từ nước ngoài giảm phải tính toán để thực hiện công tác phòng bệnh từ các nguồn khác.
Ảnh minh họa - Nguồn: Getty |
Chia sẻ với báo Tuổi trẻ Online, bà Nguyễn Hải Huệ, phòng truyền thông và huy động cộng đồng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, việc tạm dừng các dự án do USAID triển khai liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam  bởi USAID là nguồn hỗ trợ rất lớn cho các chương trình này.
Trong đó, dự án PEPFAR đang hỗ trợ chi phí như dịch vụ xét nghiệm HIV, tư vấn và điều trị phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Thuốc PrEP phần lớn từ nguồn tài trợ nên khi dự án tạm dừng sẽ có những khó khăn nhất định.
Còn đối với điều trị ARV (thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi rút HIV trong cơ thể) đã được bảo hiểm y tế chi trả. Hiện nay, Việt Nam vẫn tiếp nhận các nguồn hỗ trợ khác, duy trì các dự án đang được thực hiện, bà Huệ cho hay.
Tuổi trẻ Online đưa tin, theo đại diện dự án PEPFAR tại Việt Nam, dự án phòng, chống HIV/AIDS chỉ trả các chi phí dịch vụ xét nghiệm HIV, tư vấn và điều trị trước phơi nhiễm HIV (PrEP).
Thuốc PrEP hiện nay vẫn còn tại các cơ sở do nguồn thuốc tài trợ năm 2024 vẫn còn. Như vậy, khi dự án tạm ngừng, người dân phải tự chi trả chi phí xét nghiệm và tư vấn.
Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật đối với đảng viên sinh con thứ 3 
Trung tâm y tế 300 tỷ đồng vẫn chờ hoạt động sau hơn 1 năm hoàn thành