4 câu chuyện về những người phụ nữ sau khi về hưu ở Trung Quốc được chia sẻ trên trang Toutiao đã chỉ ra 4 tài sản mà người già tuyệt đối không bao giờ được để lại cho con cháu.
1. Nhà cửa
Bà Triệu (Trùng Khánh, Trung Quốc) có duy nhất một người con trai làm việc ở trung tâm thành phố với mức lương chỉ đủ sống. Sau khi lấy vợ, người con này cùng vợ trả góp trong vòng 15 năm để có một căn nhà lui tới.
Hàng tháng, con dâu bà Triệu đều cảm thấy căng thẳng vì các khoản chi phí, thậm chí vì dành dụm trả tiền nhà, trong thời gian ở cữ cô không có tiền mua sữa bột cho con. Hai vợ chồng vì vậy thường xuyên xảy ra cãi vã.
Vì thương con trai, bà Triệu đã bán đi căn nhà ở quê để san sẻ gánh nặng cùng các con, mong gia đình êm ấm, thuận hoà. Số tiền bán nhà ở quê, bà gửi con trai để trả hết căn nhà ở thành phố và bà chuyển lên sống cùng họ, phụ giúp trông cháu.
Khi cháu nội của bà lên 9 tuổi, lúc ấy bà đã ngoài 60 và không có việc làm cùng bất kỳ nguồn thu nhập nào khác. Bất lực, bà chỉ còn cách làm bảo mẫu cho con trai và con dâu, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cháu và thi thoảng nấu ăn.
Thời gian đầu, người con dâu rất tốt với bà Triệu, nhưng càng về sau, cô càng sinh chán ghét mẹ chồng vì tuổi già, chậm chạp. Ngày qua ngày, con dâu và mẹ chồng mâu thuẫn sâu sắc. Thậm chí, cô còn ngỏ ý không muốn bà Triệu ở cùng nhà với lý do cháu trai sắp vào cấp 2, học phí và sinh hoạt phí rất đắt đỏ, phải ở ký túc xá.
Cuối cùng, bà Triệu đành ngậm ngùi về quê thuê nhà ở, dành chút tiền lương hưu ít ỏi và đi làm thuê để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Bà vô cùng hối hận vì đã bán ngôi nhà cũ để chuyển lên thành phố sống cùng con.
2. Tiền tiết kiệm phải giữ bí mật, không tiêu cho con
Bà Lưu có một con trai và một con gái, con trai làm việc ở trung tâm thành phố, con gái lấy chồng ngoại tỉnh.
Con trai của bà cưới một cô con dâu rất xinh đẹp vì vậy vô cùng yêu chiều vợ. Bà Lưu vì yêu con trai nên cũng thương con dâu hết mực, thậm chí còn đưa hết tiền lương hưu và tiền tiết kiệm cho con trai.
Kể từ khi con dâu sinh con trai, cô đã được mẹ chồng cưng chiều, không phải làm bất cứ chuyện gì trong nhà. Lâu dần, cô sinh ra tính ỷ lại, ích kỷ. Nửa năm sau khi sinh con, cô vẫn chẳng muốn làm gì, thậm chí nghỉ làm, tiêu hết tiền trợ cấp của mẹ chồng và tiền lương của chồng.
Bà Lưu luôn nghĩ rằng bà vẫn còn ít lương hưu, lại có nhà ở quê nên không thiếu tiền lắm. Hơn nữa, bà nghĩ bụng nếu đối xử với con dâu tốt thì sau này cũng sẽ được đền đáp lại.
Tuy nhiên, một ngày nọ, bà Lưu ngã bệnh và tiêu tốn hàng chục nghìn đô la, số tiền này đã ngốn sạch hoàn toàn tiền lương của người con trai. Lúc đó, bộ mặt của cô con dâu lộ rõ, cô lấy cớ con cái đã lớn, không cần bà trông, ý muốn bà Lưu về quê. Bà Lưu đành ngậm ngùi chấp nhận mất hết tiền tiết kiệm và cũng không nhận được sự quan tâm nào từ con cái.
Vì vậy, tiền tiết kiệm tuyệt đối không được nói với con cái, một khi để con biết mình không có tiền, đồng nghĩa với việc mình vô dụng, có thể bỏ đi. Hãy tích luỹ cho mình một khoản bí mật, để khi ốm đau cần tiền đi viện vẫn có thể thuê bảo mẫu hoặc vào viện dưỡng lão.
3. Đừng xen vào đời sống vợ chồng của con cái
Trong cuộc sống hôn nhân, cặp đôi nào cũng sẽ gặp phải những sóng gió. Vì vậy, một khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, chỉ có thể trách con mình chứ không trách con người khác, nếu không, chỉ càng khiến hôn nhân, gia đình của con cái tan vỡ nhanh hơn.
Bà Cao có một cậu con trai, con trai và con dâu thường xuyên cãi vã. Có lần, con dâu tị nạnh với bạn thân rằng họ được đeo nhiều trang sức đắt tiền hơn mình, cô cũng muốn được như bạn thân, đòi chồng phải mua ngay lập tức. Hai vợ chồng vì chuyện này mà cãi nhau.
Trước đây mỗi lần cãi nhau, con dâu đều ra ngoài một chút để khuây khoả rồi lại về nhà, nhưng lần này, cô đã một đi không trở lại, chỉ vì một câu nói của bà Cao: "Cô không nhìn gia cảnh nhà mình sao, bạn thân cô là con nhà giàu, còn cô thì sao? Gia đình tôi chỉ đến thế thôi. Cô không chịu được nữa thì đi đi".
Sau khi con trai ly hôn, suốt ngày cờ bạc, thuốc lá, còn bà Cao phải lo hết cho cháu. Bà thực sự hối hận về những gì mình đã nói với con dâu và can thiệp và chuyện gia đình con mình.
4. Không nên nuôi cháu thay con
Bà Cai có một người con trai vừa lấy vợ. Sau khi có con, hai vợ chồng gửi con cho bà Cai ở quê để lên thành phố làm ăn.
Tuy nhiên, sau khi lên thành phố lớn, con dâu dần yêu người đàn ông khác vì thấy họ tốt hơn chồng mình. Bà Cai nhận ra, nếu có con ở bên, con dâu sẽ không dễ dàng kết thân với người đàn ông khác như vậy, bởi vì cô sẽ cân nhắc hậu quả.
Nhưng chính vì con ở quê xa, lâu ngày không gặp nên tình cảm với con cái cũng không mặn nồng, một khi gặp phải tình yêu sôi nổi thì sẽ bỏ rơi con cái mà chạy theo cái gọi là tình yêu đích thực.
Còn ông bà, vì thương cháu, nên một khi các con ly hôn, việc tranh giành cháu là một việc làm rất tàn nhẫn với người già. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông bà và cháu không nên vượt quá tình cảm của con cái, chỉ có thể chăm sóc cháu một cách thích hợp để giảm bớt gánh nặng cho con, để con yên tâm kiếm tiền. Nhưng hãy nhớ rằng, không thể chăm sóc cháu thay trong một thời gian dài, nếu không, bạn có thể là tác nhân khiến cuộc hôn nhân của con cái đổ vỡ.
Tóm lại, người già cần phải nhớ:
1. Phải giữ nhà cho mình để có chỗ che gió che mưa, khi bị con cái ruồng bỏ thì ít ra cũng có một mái nhà để về.
2. Phải biết giữ tiền, không cho con cái biết số tiền tiết kiệm, không tiêu xài phung phí cho con cái, hãy nghĩ đến tuổi già của chính mình.
3. Đừng xen vào đời sống vợ chồng của con cái, khi con cái có bất hòa với con dâu, con rể, hãy nhớ đừng bao bọc con cái, nếu không cái nhỏ sẽ mất cái lớn.
4. Đối xử với cháu không nên gần gũi hơn đối xử với con, nếu tình hình nghiêm trọng sẽ phá vỡ cuộc hôn nhân của con cái, đồng thời cũng khiến bản thân rất phiền muộn.
Chuyên gia dự báo sốc về giá vàng trong năm 2025 
Chỉ khi về già, tôi mới hiểu giá trị cuộc sống nằm trong những điều giản dị quanh ta