Doanh nghiệp A-Z

Vì sao FPT không có tên trong top 10 xuất khẩu sản phẩm liên quan máy tính, thiết bị điện sang Mỹ?

Thu Huyền 30/12/2024 15:00

Trong năm 2023 và 10 tháng năm 2024, VinFast là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào top 10 công ty xuất khẩu sản phẩm liên quan đến máy tính, thiết bị điện sang Mỹ.

Theo thông tin được ghi nhận tại Hội thảo Đón sóng đầu tư Trump 2.0 do CTCP Chứng khoán KB (KBSV) và CTCP Giao dịch Hàng hóa TP. HCM (HCT) tổ chức ngày 29/12/2024, VinFast là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào top 10 công ty xuất khẩu sản phẩm liên quan đến máy tính, thiết bị điện sang Mỹ trong năm 2023 và 10 tháng năm 2024.

Theo bảng tổng hợp từ KBSV, trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghệ, điện tử sang Mỹ thì đa số là Đài Loan, Trung Quốc. Trong bối cảnh ông Trump đắc cử, các chuyên gia cùng cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất của ông lớn công nghệ Mỹ từ Trung Quốc sang.

Vì sao FPT không có tên trong top 10 xuất khẩu sản phẩm liên quan máy tính, thiết bị điện sang Mỹ?
Top 10 công ty xuất khẩu sản phẩm liên quan đến máy tính, thiết bị điện sang Mỹ (Nguồn: Vietnam.vn)

Vì sao FPT không nằm trong danh sách trên?

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Trump đắc cử - Cơ hội hay thách thức đầu tư chứng khoán” ngày 19/12 do DNSE tổ chức, ông Trần Ngọc Báu - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành WiGroup chia sẻ, từ năm 2017 đến nay, mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất là máy móc thiết bị. Còn mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở trong nước là may mặc, giày dép thì gần như là ít. Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi thì hầu như không phải doanh nghiệp trên sàn hay các doanh nghiệp trong nước mà thuộc về sở trường của các doanh nghiệp FDI nhiều hơn.

Nói về FPT, ông Báu đánh giá FPT không hẳn là một công ty công nghệ đúng nghĩa mà hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công phần mềm. Điểm mạnh của tập đoàn này nằm ở đội ngũ nhân sự lập trình viên giá rẻ, tạo lợi thế cạnh tranh với các quốc gia như Ấn Độ. Chính yếu tố này đã giúp lợi nhuận của FPT tăng trưởng bền vững trong những năm qua, nhờ xu hướng dịch chuyển gia công phần mềm từ các nền kinh tế phát triển sang khu vực có chi phí thấp hơn.

“Lợi thế của FPT vẫn còn và lợi nhuận của họ có thể tiếp tục tăng trưởng trong chu kỳ dài”, ông Báu nhận định.

Vì sao FPT không có tên trong top 10 xuất khẩu sản phẩm liên quan máy tính, thiết bị điện sang Mỹ?
Ông Trần Ngọc Báu (bên tay trái) tại buổi thảo luận do DNSE tổ chức ngày 19/12

Ông Nguyễn Văn Khoa, CEO FPT chia sẻ: “Dân số Việt Nam chỉ bằng 1/10 Ấn Độ. Muốn vượt qua Ấn Độ trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, kỹ sư Việt Nam phải bằng 3 kỹ sư Ấn Độ về chuyên môn và năng suất lao động”. Ông cũng nhấn mạnh rằng FPT cần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tốt hơn để đạt được mục tiêu này.

FPT đặt mục tiêu đạt doanh thu 5 tỷ USD từ lĩnh vực AI vào năm 2030. Để làm được điều này, tập đoàn xác định cần phải đào tạo 1 triệu chuyên gia tư vấn AI, một khát vọng lớn đặt trong bối cảnh AI đang phát triển nhanh chóng.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kêu gọi toàn thể lãnh đạo và nhân viên tập đoàn cùng nỗ lực chuyển đổi, nâng cao năng suất lao động 30% và nhanh chóng trở thành chuyên gia AI. Ông khẳng định: “Chúng ta phải làm hôm nay, không chờ đến năm 2035”. Mỗi lãnh đạo, đơn vị, sản phẩm và dịch vụ của FPT đều phải tích hợp AI để tăng năng suất và tạo ra các sản phẩm ứng dụng AI hiệu quả.

>> FPT ‘bắt tay’ cùng doanh nghiệp thượng nguồn nhà Petrovietnam để phát triển ngành dầu khí

FPT Japan cán mốc doanh thu nửa tỷ USD, lên kế hoạch lọt top công ty lớn ở Nhật vào năm 2027

Bước đi chung của Vingroup và FPT trong việc đón đầu ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-sao-fpt-khong-co-ten-trong-top-10-xuat-khau-san-pham-lien-quan-may-tinh-thiet-bi-dien-sang-my-268746.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vì sao FPT không có tên trong top 10 xuất khẩu sản phẩm liên quan máy tính, thiết bị điện sang Mỹ?
    POWERED BY ONECMS & INTECH